Thứ Sáu, 03/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

29/08/2008 15:08 1983
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Ngày 29/10, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hà Tây đã Khởi công tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đình Thụy Phiêu ở xã Thuỵ An, huyện Ba Vì. Đây là một trong những ngôi đình cổ còn lại ở nước ta được xây dựng từ thế kỷ 16.
Ngày 29/10, Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hà Tây đã Khởi công tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá Quốc gia đình Thụy Phiêu ở xã Thuỵ An, huyện Ba Vì. Đây là một trong những ngôi đình cổ còn lại ở nước ta được xây dựng từ thế kỷ 16.



Với tổng kinh phí gần 7 tỷ đồng, công trình tu bổ, tôn tạo đình Thụy Phiêu được tiến hành từ nay đến cuối năm 2008.

Các hạng mục chính: tu bổ toà đại đình, hạ giải toàn bộ đình chính, lắp đặt các chân cột đã mất, các cấu kiện đã bị hư hại qua thời gian. Phục chế các con giống ở bờ nóc, bờ chảy, bó hè, lợp lại ngói mũi hài. Tu bổ nội thất thờ phụng với bộ bát bửu, câu đối sơn then thếp vàng. Toàn bộ phần nghi môn của đình cũng được tôn tạo gồm 2 trụ chính đắp nổi chim phượng, đèn lồng tứ linh và cổng phụ có mái che được dán ngói mũi hài.

Đặc biệt, 4 bộ vì chính của đình được làm theo kiểu thức "chồng rường con nhi, bẩy hiên" hết sức độc đáo. Các chân đá tảng, cột gỗ được trang trí, chạm trổ các hình hoa cúc mãn khai, người cưỡi rồng... rất tinh xảo.

Đình Thụy Phiêu thờ Tản Viên Sơn Thánh, một trong bốn vị thần được coi là "tứ bất tử" của người Việt. Đình được xây dựng từ thế kỷ 16, theo hình chữ Nhất hướng Đông Bắc. Đình tựa lưng vào núi Ba Vì, trông ra đầm Đượng, nơi ghi dấu truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh.

(Theo TTXVN)

(Nguồn: cinet.gov.vn)

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

Nghiên cứu và trưng bày về văn hóa phi vật thể ở Hoàng thành Thăng Long

  • 27/05/2019 10:56
  • 3445

Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu và phát huy giá trị tại Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long có những chuyển biến cơ bản, tập trung nghiên cứu theo hai hướng: Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Các kế hoạch nghiên cứu luôn hướng tới thể nghiệm kết quả nghiên cứu thông qua những cuộc trưng bày, triển lãm; những thể nghiệm nghi lễ truyền thống; những sự kiện… nhằm phát huy giá trị di sản, mang di sản đến gần công chúng hơn và góp phần quảng bá khu Di sản Hoàng thành Thăng Long.

Bài viết khác

Đã có phương án bảo tồn Đàn Xã Tắc

Đã có phương án bảo tồn Đàn Xã Tắc

  • 29/08/2008 15:06
  • 1917

Hơn một năm qua, Hà Nội đi tìm lời giải cho bài toán bảo tồn Đàn Xã Tắc. Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì cuộc họp và “quyết” phương án bảo tồn di tích này.