Nhiều tư liệu, hiện vật gốc về Bác Hồ lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm này, đó là bức ảnh Bác Hồ đánh máy chữ năm 1950 có chữ ký và triện của Bác tặng nhà quay phim Nguyễn Thế Toàn, bài trả lời phỏng vấn bốn tờ báo của Nhật Bản có bút tích biên tập của Bác, bộ sưu tập 48 bức ảnh về các cuộc tiếp xúc, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí nước ngoài hoặc hình ảnh Bác trên các trang bìa báo và tạp chí nước ngoài…
Triển lãm đã được khai mạc chiều 18-5 tại tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam, quận Cầu Giấy, Hà Nội và kéo dài đến 21-6-2015.
Nhiều tư liệu, hiện vật gốc về Bác Hồ lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm này, đó là bức ảnh Bác Hồ đánh máy chữ năm 1950 có chữ ký và triện của Bác tặng nhà quay phim Nguyễn Thế Toàn, bài trả lời phỏng vấn bốn tờ báo của Nhật Bản có bút tích biên tập của Bác, bộ sưu tập 48 bức ảnh về các cuộc tiếp xúc, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí nước ngoài hoặc hình ảnh Bác trên các trang bìa báo và tạp chí nước ngoài…
Các nhà báo lão thành và đại biểu tham quan Triển lãm.
Nhà báo Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban tổ chức triển lãm cho biết: Đây là triển lãm chuyên đề về nhà báo Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Nhà báo xuất sắc của thế kỷ 20, người sáng lập và rèn luyện đội ngũ những người làm báo cách mạng từ thời cách mạng chưa thành công. Từ bài báo đầu tiên được viết năm 1919 tại Pháp, Người đã để lại một di sản lớn là một nền báo chí cách mạng với hơn 2.000 bài báo và khoảng 200 bút danh. Phong cách, ngôn ngữ báo chí Hồ Chí Minh thông qua các tác phẩm báo chí Người để lại luôn là mẫu mực để các thế hệ những người làm báo chúng ta học tập, noi gương.
Đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trao thư cảm ơn của Hội Nhà báo Việt Nam cho những người có nhiều đóng góp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Trương Minh Tuấn - Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: “Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với báo chí cách mạng Việt Nam là một chủ đề lớn, xuyên suốt lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Ngay từ rất sớm, Người đã nhận thức rất rõ vai trò của báo chí, sử dụng báo chí như một hoạt động hữu hiệu để hoạt động cách mạng, làm nên thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam”.
Theo Nhân Dân