Chủ Nhật, 30/03/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 17:36 915
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Một người dân trong khi rà tìm phế liệu tại xã Đức Hương, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh đã phát hiện một hũ sành đựng 90 kg tiền cổ. Theo xác minh bước đầu rất có thể số tiền được chôn vào thời kỳ nhà Nguyễn - Tây Sơn (1796-1801).
Một người dân trong khi rà tìm phế liệu tại xã Đức Hương, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh đã phát hiện một hũ sành đựng 90 kg tiền cổ. Theo xác minh bước đầu rất có thể số tiền được chôn vào thời kỳ nhà Nguyễn - Tây Sơn (1796-1801).


Tất cả số tiền đều là tiền đồng, phần nhiều đã bị hoen gỉ. Tiền hình tròn, đường kính từ 22-27 mm, ở giữa đục lỗ vuông, cạnh 0,5 - 0,7 mm. Mặt tiền ghi chữ Hán, nét mảnh, rõ ràng.
Ngay sau khi phát lộ ra số tiền cổ, bảo tàng Hà Tĩnh đã kịp thời mua lại đồng thời thực hiện các xác nhận chuyên môn.

Theo phỏng đoán ban đầu trong hũ sành có 8 loại tiền Việt Nam, 3 loại tiền Trung Quốc, trong đó tiền Việt niên hiệu Quang Trung (1788-1793) có số lượng lớn nhất, tiếp đó là tiền niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), Cảnh Thống (1498-1504), Chiêu Thống (1787-1788).

Tiền Trung Quốc niên hiệu Càn Long (1736-1796) có số lượng lớn nhất, tiếp đó là Khang Hy (1662-1723), Hoàng Tống (1141-1149).

Căn cứ vào niên đại các loại tiền cũng như qua xác minh Lý Hoá thì rất có thể số tiền được chôn trong khoảng thời gian từ năm 1796 -1801 vào thời nhà Nguyễn - Tây Sơn.

. Theo Tin tức

(Nguồn: cinet.gov.vn)

Chia sẻ:

Bài viết khác

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Lam Kinh

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Lam Kinh

  • 04/09/2008 17:34
  • 672

Việc khó nhất khi tu bổ di tích Lam Kinh là di tích này gần như phế tích nên không thể nóng vội mà phải là cả một quá trình vừa nghiên cứu khoa học vừa tu bổ, tôn tạo. Sự thăng trầm của xã hội và sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã làm khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) gần hoang phế. Cả một thời gian dài di tích bị lãng quên, cây, cỏ mọc rậm rạp, các bia đá bị lún nghiêng, nhiều con giống, tượng hầu bằng đá bị vỡ, rơi vãi ở các đồi, ruộng, các lăng bị sạt lở, sông Ngọc, hồ Tây bị cạn dần, sân và thềm rồng bị xâm phạm hư hỏng nhiều.