Chủ Nhật, 08/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

30/08/2018 00:00 2942
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 15 năm Âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trưng bày chuyên đề đặc biệt “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 15 năm Âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trưng bày chuyên đề đặc biệt “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.

Trải qua diễn trình lịch sử gần 400 năm (1558 - 1945), các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa vô cùng phong phú bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhóm hiện vật được lựa chọn trưng bày lần này là một phần đặc biệt quan trọng trong khối di sản đồ sộ ấy.

Trưng bày giới thiệu trên 80 hiện vật được lựa chọn kỹ lưỡng trong số 2.500 bảo vật triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại BTLSQG. Đây là những hiện vật được trang trí rồng, phượng - là hình tượng biểu trưng cho quyền uy và mong ước sự trường tồn, phồn thịnh, hạnh phúc... Những bảo vật này được chế tác bằng các chất liệu quý hiếm, mang đậm chất cao sang, quyền quý của nhà vua và hoàng cung: vàng, bạc, đá quý, ngọc ngà, đồi mồi, kim sa, pha lê... Chuyên đề sẽ giới thiệu sưu tập đặc biệt này theo loại hình và trang trí, được chia thành các nhóm hiện vật sau:

- Nhóm hiện vật biểu trưng quyền lực

- Nhóm hiện vật kim sách

- Nhóm hiện vật mũ miện, đồ trang sức

- Nhóm hiện vật đồ thờ cúng và nghi lễ

- Nhóm hiện vật đồ dùng sinh hoạt

- Nhóm hiện vật tiền thưởng

Trưng bày khai mạc vào ngày 7 tháng 9 năm 2018, tại Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - số 03 Lê Trực, thành phố Huế) và kết thúc vào ngày 7 tháng 12 năm 2018.

Cùng với trưng bày chuyên đề, một cuốn Cataloge cùng tên: “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn” sẽ được ra mắt độc giả trong ngày khai mạc.

Một số hình ảnh hiện vật trưng bày:

Đỉnh bạc

Ấn ngà - Hoan phụng ngũ đại đồng đường (Thiệu trị chi bảo)

Ấn vàng - Chính hậu chi bảo (Minh Mệnh 17- 1836)

Ấn vàng - Thư tín thiên hạ văn vũ quyền hành (Gia Long)

Đào Lê Quế Hương

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

  • 17/06/2019 15:25
  • 4086

Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại… biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với Quốc hiệu, kinh đô (Thủ đô) cũng luôn được các nhà nước đặc biệt coi trọng.

Bài viết khác

Trưng bày “Văn học- Nghệ thuật trong kháng chiến (1945- 1954)” Tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Trưng bày “Văn học- Nghệ thuật trong kháng chiến (1945- 1954)” Tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

  • 25/06/2018 00:00
  • 4441

"Đề cương về văn hóa Việt Nam" và những quan điểm, tư tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh