Chủ Nhật, 06/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

07/06/2017 00:00 2443
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Nghề chạm khắc gỗ, làm đồ sơn là một ngành nghề có truyền thống lâu đời của người Việt. Trong các ngôi mộ thời Đông Sơn khai quật được ở Việt Khê, Châu Can, Đường Dù, Xuân La, Minh Đức, Châu Sơn... đã phát hiện nhiều đồ sơn mang tính bản địa.

Nghề chạm khắc gỗ, làm đồ sơn là một ngành nghề có truyền thống lâu đời của người Việt. Trong các ngôi mộ thời Đông Sơn khai quật được ở Việt Khê, Châu Can, Đường Dù, Xuân La, Minh Đức, Châu Sơn... đã phát hiện nhiều đồ sơn mang tính bản địa.

Cùng với lịch sử các triều đại phong kiến, sự phát triển của các tôn giáo, tín ngưỡng, nghề làm đồ sơn - sơn son thếp vàng ngày càng trở nên phát triển, hưng thịnh; Tuy có những lúc thăng trầm, có lúc tưởng chừng đã mai một nhưng ngày nay nghề sơn thếp đã được hồi phục và ngày càng phát triển. Ngoài làm nông nghiệp, nhiều vùng miền ở nước ta đều có nghề phụ là nghề mộc để phục vụ việc xây dựng nhà cửa, đình chùa, đóng bàn ghế, giường tủ, làm tượng hay đồ trang trí. Những sản phẩm sơn thếp được tạo tác từ nhiều công đoạn tỷ mỷ, chi tiết có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc. Các nghệ nhân dân gian trên cơ sở những tinh hoa truyền thống tạo nên những sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và tôn giáo, tín ngưỡng.

Trưng bày Nét vàng son - Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu gần 100 hiện vật đồ gỗ sơn thếp có niên đại thời Lê, Nguyễn, gồm các loại hình: đồ thờ, tượng thờ với đề tài trang trí tứ linh, tứ quý... Trong đó có những hiện vật độc đáo, quý hiếm lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng.

Trưng bày sẽ mở cửa đón khách tham quan từ ngày 20 tháng 6 đến cuối tháng 11 năm 2017 tại phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1, phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hình ảnh một số hiện vật sẽ giới thiệu trong trưng bày chuyên đề
Nét vàng son - Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia”

Tượng Văn Thù Bồ Tát. Gỗ sơn son thếp vàng. Thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII-XVIII

Tượng Phật Thích Ca Mầu Ni. Gỗ sơn son thếp vàng. Thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII-XVIII

Tranh thờ “Thập điện Diêm vương”. Gỗ sơn son thếp vàng. Thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII-XVIII

Tượng phật tam thế. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ XIX-XX

Tượng Hậu. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ XIX

Hộp sắc phong. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ XIX – XX

Khám thờ, bài vị. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ XIX – XX

Cuốn thư “Phúc–Lộc –Thọ”. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ XIX – XX

Câu đối. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, niên hiệu Bảo Đại năm thứ 18 (1943)

Vũ Như Ngọc (Phòng Trưng bày)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

  • 17/06/2019 15:25
  • 4144

Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại… biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với Quốc hiệu, kinh đô (Thủ đô) cũng luôn được các nhà nước đặc biệt coi trọng.

Bài viết khác

BTLSQG tổ chức trưng bày đặc biệt: Bảo vật quốc gia Việt Nam

BTLSQG tổ chức trưng bày đặc biệt: Bảo vật quốc gia Việt Nam

  • 13/12/2016 00:00
  • 2215

Với những giá trị lịch sử tiêu biểu, độc bản và vô cùng quí hiếm, trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chí Bảo vật quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã đề nghị Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia xét chọn một số hiện vật để công nhận là Bảo vật quốc gia. Qua 5 đợt xét chọn, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định công nhận 18 hiện vật Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang lưu giữ là Bảo vật quốc gia trong tổng số hơn 200.000 tài liệu, hiện vật.