Thứ Năm, 12/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

07/09/2018 20:48 3278
Điểm: 4.33/5 (3 đánh giá)
Sáng 7 tháng 9 năm 2018, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - số 03 Lê Trực, thành phố Huế, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề đặc biệt “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”. Chuyên đề đặc biệt này do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 15 năm Âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sáng 7 tháng 9 năm 2018, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế - số 03 Lê Trực, thành phố Huế, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề đặc biệt “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”. Chuyên đề đặc biệt này do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 15 năm Âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, TS. Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, TS. Phan Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, TS. Nguyễn Văn Cường - Giám đốc BTLSQG, TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bảo tàng, ban quản lý di tích và cộng tác viên, cán bộ hưu trí, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế và các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Toàn cảnh lễ khai mạc trưng bày

TS.Nguyễn Văn Cường, Giám đốc BTLSQG phát biểu khai mạc trưng bày

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày

Trưng bày giới thiệu 86 hiện vật được lựa chọn kỹ lưỡng trong số 2.500 bảo vật Hoàng cung triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đây là những vật dụng dùng trong đời sống sinh hoạt, lễ nghi cung đình triều Nguyễn, được làm từ các chất liệu quý hiếm như: vàng, bạc, đá quý, ngọc ngà, đồi mồi, kim sa, pha lê... Rồng và phượng trên bảo vật triều Nguyễn giới thiệu trong trưng bày này xuất hiện từ vị vua đầu triều - Gia Long đến vị vua cuối cùng - Bảo Đại. Đó là hình ảnh tượng trưng cho địa vị vương giả và sự quyền quý. Những vật dụng trang trí hình rồng, phượng không chỉ là những vật dụng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tinh thần hay cuộc sống vật chất mà còn là những biểu tượng thể hiện danh phận, quyền uy và sự oai hùng của người sử dụng.

Một số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Đây thật sự là những báu vật vô giá chứa đựng những giá trị về mặt lịch sử, văn hoá nghệ thuật của một thời đại đồng thời phản ánh tài năng và sự sáng tạo của các nghệ nhân Việt Nam trong việc chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thời Nguyễn.

Cùng với trưng bày chuyên đề, một cuốn Cataloge cùng tên: “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn” cũng được ra mắt độc giả trong buổi lễ khai mạc.

Trưng bày sẽ kết thúc vào ngày 7 tháng 12 năm 2018.

Đào Lê Quế Hương

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

BTLSQG trưng bày chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô Đại Việt qua các thời kỳ lịch sử”

  • 17/06/2019 15:25
  • 4095

Quốc hiệu là tên chính thức được dùng trong quan hệ ngoại giao, pháp lý, thương mại… biểu thị tính chính thống của một vương triều hay chính phủ của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, quốc hiệu cũng thể hiện quốc thể, chủ quyền lãnh thổ, thể chế chính trị của một dân tộc trên trường quốc tế. Cùng với Quốc hiệu, kinh đô (Thủ đô) cũng luôn được các nhà nước đặc biệt coi trọng.

Bài viết khác

Trưng bày chuyên đề đặc biệt “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”

Trưng bày chuyên đề đặc biệt “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”

  • 30/08/2018 00:00
  • 2950

Nhân dịp kỷ niệm 25 năm quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 15 năm Âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế trưng bày chuyên đề đặc biệt “Rồng - Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.