Thứ Năm, 12/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

25/06/2018 09:57 2682
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Như chúng ta cũng đã biết, ngay từ văn hóa Hòa Bình có niên đại khoảng 12000 đến 7000 năm cách ngày nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những công cụ bằng xương, những viên đá có vết khắc hình cây lương thực trong hang Đồng Nội (Hòa Bình). Và dấu tích của cây lúa cùng một số phấn hoa các loại rau đậu, bầu bí trong văn hóa Hòa Bình đã cho chúng ta biết sự xuất hiện sớm của nền nông nghiệp sơ khai. Đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn niên đại khoảng 2500 đến 2000 năm cách ngày nay, cư dân Đông Sơn đã biết tận dụng điều kiện địa lý và khí hậu thích hợp để phát triển nền kinh tế, đặc biệt là nền nông nghiệp trồng lúa cũng như việc sáng tạo một quy trình sản xuất nông nghiệp tiến bộ trong khu vực Đông Nam Á thời kỳ này.

Như chúng ta cũng đã biết, ngay từ văn hóa Hòa Bình có niên đại khoảng 12000 đến 7000 năm cách ngày nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những công cụ bằng xương, những viên đá có vết khắc hình cây lương thực trong hang Đồng Nội (Hòa Bình). Và dấu tích của cây lúa cùng một số phấn hoa các loại rau đậu, bầu bí trong văn hóa Hòa Bình đã cho chúng ta biết sự xuất hiện sớm của nền nông nghiệp sơ khai. Đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn niên đại khoảng 2500 đến 2000 năm cách ngày nay, cư dân Đông Sơn đã biết tận dụng điều kiện địa lý và khí hậu thích hợp để phát triển nền kinh tế, đặc biệt là nền nông nghiệp trồng lúa cũng như việc sáng tạo một quy trình sản xuất nông nghiệp tiến bộ trong khu vực Đông Nam Á thời kỳ này.

Nhằm giúp các em tìm hiểu về Nông nghiệp Đông Sơn, chiều ngày 19/6/2018, BTLSQG tổ chức chương trình giờ học lịch sử với chủ đề “Nông nghiệp Đông Sơn” cho 15 em học sinh đến từ nhóm gia đình phối hợp mang tên Gecko Kidz cùng hoạt động trải nghiệm hết sức độc đáo và mới lạ “em tập làm bác nông dân”.

Mở đầu chương trình là hoạt động tham quan trưng bày về văn hóa Đông Sơn, trong đó trọng tâm là tìm hiểu về nền kinh tế nông nghiệp của cư dân Đông Sơn thông qua sưu tập nông cụ Đông Sơn đang trưng bày tại BTLSQG.

Học sinh tham quan trưng bày

Sưu tập hiện vật nông cụ Đông Sơn bao gồm: cày, cuốc, rìu, nhíp (tức dao hái)… hiện đang trưng bày và giới thiệu tại BTLSQG cùng với những thông tin, câu chuyện mà cán bộ bảo tàng chia sẻ trong buổi tham quan đã phần nào giúp các em hình dung được một chu trình sản xuất nông nghiệp khép kín bắt đầu từ khâu làm đất đến thu hoạch và cuối cùng là chế biến những sản phẩm của nghề nông. Sự xuất hiện của lưỡi cày đồng và hệ thống hoa văn trang trí phong phú trên các sản phẩm bằng đồng nổi tiếng như: trống đồng, thạp đồng, rìu đồng… đã phản ánh nông nghiệp của cư dân Đông Sơn rất phát triển, cư dân Đông Sơn đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò thay cho sức lao động của con người giúp đem lại năng suất lao động cao hơn.

Các em quan sát sưu tập nông cụ Đông Sơn

Sau hoạt động tham quan, các em nhóm Gecko Kidz có 15 phút để tham gia hoạt động tìm hiểu hoa văn về Nông nghiệp Đông Sơn. Bằng phương pháp quan sát và ký họa các em nhanh chóng lựa chọn được họa tiết riêng cho mình và tạo thành những bức tranh sáng tạo độc đáo. Có em còn ký họa bằng hình ảnh, ký hiệu và cả tiếng anh. Nhiệm vụ của các em lưu giữ sản phẩm này và chuẩn bị thuyết trình trước cả nhóm về ý tưởng và kiến thức của mình.

Học sinh ký họa về dụng cụ nông nghiệp Đông Sơn

Hơn 60 phút tham quan và tìm hiểu về nông nghiệp đông sơn tại hệ thống trưng bày kết thúc nhanh chóng, các em được tiếp tục di chuyển ra khu vực sân vườn của BTLSQG để tham gia hoạt động “Em tập làm bác nông dân”. Lần đầu tiên, các em được đóng vai là những bác nông dân nhí trực tiếp làm các công việc của người nông dân như: xới đất, tưới nước, gieo hạt, rắc mạ… Các em được chia sẻ những kiến thức về quy trình làm nông nghiệp hết sức công phu từ khâu: chuẩn bị đất, chọn giống, gieo hạt, chăm sóc và cuối cùng là thu hoạch.

Nông cụ, hạt giống cho học sinh trải nghiệm

Ba đội chơi của nhóm Gecko Kidz được bốc thăm lựa chọn chủ đề, hai nhóm chọn được chủ đề là tra ngô và một nhóm chọn được chủ đề gieo mạ.

Các đội bốc thăm lựa chọn chủ đề

Các em rất thích thú khi được trực tiếp đóng vai là những bác nông dân làm công việc cày xới đất, chọc lỗ tra ngô, làm đất gieo mạ…

Học sinh trải nghiệm gieo hạt

Kết thúc chương trình, các em được mang những sản phẩm của mình để tiếp tục chăm sóc, theo dõi quá trình nảy mầm và phát triển của cây ngô, cây mạ (lúa).

Học sinh chụp ảnh lưu niệm tại BTLSQG

Đây là chương trình đầu tiên trong chuỗi 10 chương trình trải nghiệm Trại hè giáo dục của nhóm Gecko Kidz tại BTLSQG. Hy vọng rằng, với sự đổi mới, sáng tạo và đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh, chương trình Câu lạc bộ Em yêu lịch sử Giờ học lịch sử tại BTLSQG sẽ trở thành điểm đến quen thuộc của các trường trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận trong năm học nói chung và là sân chơi bổ ích dành cho học sinh trong những dịp hè nói riêng.

Lê Liên (Phòng GDCC)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Học viên trường Đại học Chính Trị với chương trình“Giờ học Lịch sử” tại BTLSQG

Học viên trường Đại học Chính Trị với chương trình“Giờ học Lịch sử” tại BTLSQG

  • 15/06/2018 01:22
  • 2240

Trong những năm qua, hoạt động Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” và Giờ học lịch sử của BTLSQG được duy trì đều đặn, đạt kết quả tốt, nhận được sự hưởng ứng tích cực và ghi nhận từ phía nhà trường, gia đình cũng như các đơn vị phối hợp. Mô hình ngày càng được nhân rộng và chuyên nghiệp hơn. Trong năm 2018, mô hình này đã được các học viên trường Đại học Chính trị hưởng ứng tích cực và đạt được những kết quả khả quan.