Sách do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam biên soạn và xuất bản. Nhóm tác giả: TS. Phạm Quốc Quân- TS. Nguyễn Đình Chiến. Sách gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Gốm hoa nâu- một dòng gốm lấy trang trí màu nâu làm chủ đạo, mang đậm nét nghệ thuật dân gian. Nó có một lịch sử lâu dài, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV và dần lụi tàn khi gốm hoa lam được ưa chuộng trên thế giới. Loại hình rất phong phú: ấm, ang, bát, bình, chậu, chân đèn, chum, đài sen, đĩa, liễn, lọ, loa, mô hình tháp, nắp, ngói, tượng….
Sách do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam biên soạn và xuất bản. Nhóm tác giả: TS. Phạm Quốc Quân- TS. Nguyễn Đình Chiến.
Sách gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Gốm hoa nâu- một dòng gốm lấy trang trí màu nâu làm chủ đạo, mang đậm nét nghệ thuật dân gian. Nó có một lịch sử lâu dài, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV và dần lụi tàn khi gốm hoa lam được ưa chuộng trên thế giới. Loại hình rất phong phú: ấm, ang, bát, bình, chậu, chân đèn, chum, đài sen, đĩa, liễn, lọ, loa, mô hình tháp, nắp, ngói, tượng….Mô típ hoa lá, hoa sen, người và động vật rất phát triển, khi thì có nhiều mô típ chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Champa, nhưng nổi trội là đoá sen- biểu tượng của nhà Phật.
Phần thứ hai: 82 trang ảnh màu với 200 ảnh các loại hình gốm hoa nâu, giúp người đọc biết rõ màu sắc, tự dạng… Loại hình phổ biến của sưu tập gốm hoa nâu là đồ gia dụng. Những loại hình dùng làm đồ thờ cúng chỉ có số ít như chân đèn, đài sen, mô hình tháp…Do vậy, để thuận tiện cho việc theo dõi của người đọc, nhóm tác giả đã sắp xếp theo thứ tự chữ cái như tên gọi đã nêu ở phần thứ nhất. Chú thích ngắn gọn với hai thứ tiếng Việt- Anh. Đây là một bảng tra cứu tiện ích và tin cậy cho tất cả những ai muốn tìm hiểu về gốm hoa nâu Việt Nam.
Phần thứ ba: Bản vẽ 38 trang gồm: - Một số loại hình tiêu biểu - Một số hoa văn tiêu biểu
Sách khổ 21 x 29cm, dày 224 trang, được in bằng hai ngôn ngữ Việt- Anh.