Một món quà đầy ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5, đó là cuốn sách: Bảo tàng hoá Di sản văn hoá Làng. Tác giả: TS. Đặng Văn Bài- Ths. Nguyễn Đức Toàn. Sách do Cục Di sản văn hoá xuất bản tại Hà Nội- 2006, khổ 15 x 22cm, dày 223 trang.
Một món quà đầy ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế bảo tàng 18/5, đó là cuốn sách: Bảo tàng hoá Di sản văn hoá Làng. Tác giả: TS. Đặng Văn Bài- Ths. Nguyễn Đức Toàn. Sách do Cục Di sản văn hoá xuất bản tại Hà Nội- 2006, khổ 15 x 22cm, dày 223 trang.
Làng Việt là một cộng đồng dân cư- kinh tế- văn hoá- xã hội xuất hiện rất sớm và có vị trí đặc biệt trong mối quan hệ bền chặt: gia đình- làng- nước, diễn ra suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Làng Việt là nơi lưu giữ kho tàng Di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể vô cùng phong phú - là biểu hiện cụ thể, sinh động bản sắc văn hoá Việt Nam. Bảo tàng hoá Di sản văn hoá làng, tức là đưa di sản văn hoá làng cùng toàn bộ môi trường sinh thái- nhân văn của làng trở thành đối tượng của các hoạt động bảo tàng nhằm hình thành những
bảo tàng sống là những làng cụ thể. Kết quả mà hoạt động bảo tàng hoá Di sản văn hoá làng mang lại không chỉ góp phần nghiên cứu, sưu tầm, bảo vệ di sản văn hoá làng mà còn có vai trò và ý nghĩa đặc biệt để giải quyết vấn đề phát triển cộng đồng và phát triển ngành du lịch.
Cuốn sách ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và hình ảnh minh hoạ, gồm 3 chương:
Chương I: Di sản văn hoá làng và hoạt động bảo tàng hoá Di sản văn hoá làng.
Chương II: Thực trạng Di sản văn hoá Làng và hoạt động bảo tàng hoá di sản văn hoá làng.
Chương III: Một số định hướng và giải pháp chính nhằm thực hiện bảo tàng hoá Di sản văn hoá làng.
Đây là một cuốn sách hay, bổ ích, nội dung sách đề cập là một khái niệm còn khá mới mẻ. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.