Thứ Ba, 10/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

02/11/2016 18:46 1956
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tác giả: Tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn; Nxb: Văn hóa dân tộc; Khổ sách: 16 cm x 24 cm; Số lượng: 283 tr.; Năm: 2015.

Lam Sơn vốn là quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi, người đã lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược vào đầu thế kỷ 15. Để tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên, vua Lê Thái Tổ và các triều đại nhà Hậu Lê đã xây dựng nhiều điện, miếu thờ và lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn, coi đây là “Kinh đô thứ hai” của nước Đại Việt thời Hậu Lê sau Thăng Long – Đông Đô (Hà Nội). Chính vì vậy, Lam Kinh – Lam Sơn hàm chứa trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn đã tham gia và chủ trì nghiên cứu, khai quật nhằm khôi phục các công trình điện, miếu, lăng tẩm ở khu trung tâm Lam Kinh ngay khi dự án được phê duyệt. “Lam Kinh khám phá từ lòng đất” chính là kết quả sự nỗ lực nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn cùng các thế hệ đồng nghiệp Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Cuốn sách gồm 3 nội dung chính:

Phần thứ nhất: Lam Kinh trong không gian và thời gian. Ở phần này cuốn sách giới thiệu về địa lý tự nhiên vùng đất xứ Thanh và vùng đất Lam Sơn - Lam Kinh, nêu quá trình hình thành và xây dựng Lam Kinh.

Phần thứ hai: Lam Kinh - Khám phá từ lòng đất. Đây là phần nội dung chính của cuốn sách. Tác giả nêu quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về Lam Kinh của các học giả nước ngoài cũng như Việt Nam từ 1954 đến nay; Hệ thống di tích, di vật, niên đại, diễn biến và quá trình tồn tại của khu trung tâm Lam Kinh trong lịch sử.

Phần thứ ba. Lam Kinh trong hệ thống các di tích thời Hậu Lê và quân chủ Việt Nam. Ngoài 3 phần nội dung chính cuốn sách còn kèm theo phụ lục bản vẽ, bản dập, bản ảnh (ảnh màu sắc nét) và tóm tắt bằng tiếng Anh.

Cuốn sách hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội). Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: