Thứ Năm, 05/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

07/04/2016 22:53 2474
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tác giả: Nguyễn Minh Tường; Nxb: Khoa học xã hội; Khổ sách: 19 cm x 27 cm; Số lượng: 919 tr.

Trong nhiều thập kỷ gần đây, lịch sử Nhà nước và Pháp quyền ở Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong nước và trên thế giới, với những hướng tiếp cận tuy có sự khác nhau, nhưng trên cùng một nhận thức mới. Trong khi trình bày về lịch sử Nhà nước quân chủ Việt Nam không thể chỉ khảo sát về Nhà nước Đại Việt – Đại Nam của dân tộc đa số (Kinh), mà còn phải khảo sát cả Nhà nước Champa của dân tộc Chăm, từng tồn tại trên mảnh đất hình chữ S này.

Lịch sử Nhà nước quân chủ Việt Nam, được trình bày từ khi Ngô Quyền thành lập vương triều Ngô (939) đến khi vương triều Nguyễn không còn duy trì được nền độc lập, tự chủ nữa (1884). Trong thời gian gần 10 thế kỷ ấy, Nhà nước quân chủ Việt Nam là sự hình thành, phát triển và kế tục của 12 triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê – Trịnh, Chúa Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn của dân tộc Kinh cùng với vương quốc Champa của dân tộc Chăm.

Cuốn sách: Cuốn sách Tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884) của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường là một sự cố gắng, một thành tựu mới trên bước đường tiếp tục nghiên cứu về tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu đã có và khai thác triệt để những thành tựu nghiên cứu mới của giới sử học Việt Nam và quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Minh Tường đã nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam trải qua các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Champa, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn.

Tác phẩm gồm 10 nội dung chính:

Phần I. Khái luận về tổ chức Nhà nước quân chủ trong lịch sử phương Đông.

Phần II. Tổ chức chính quyền Trung ương (từ thời Ngô đến Lê sơ)

Phần III. Tổ chức chính quyền Trung ương (từ thời Mạc đến thời Nguyễn).

Phần IV. Tổ chức chính quyền địa phương.

Phần V. Tổ chức quân đội.

Phần VI. Vấn đề ban hành luật pháp và thực thi pháp luật.

Phần VII. Cơ quan kiểm tra, giám sát bộ máy nhà nước.

Phần VIII. Cách tuyển bộ quan lại và lệ phong tước.

Phần IX. Nhiệm vụ và quyền lợi của quan lại

Phần X. Vấn đề khảo khóa, thưởng phạt và chế độ hưu trí của quan lại.

Thư viện Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 Tông Đản - Hoàn Kiếm - Hà Nội) xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Phạm Trang Nhung (Phòng Tư liệu – Thư viện)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ: