Chủ Nhật, 03/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

31/08/2023 10:32 1020
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
"Khu tàn tích công trình có niên đại 3.000 năm" ở thị trấn Balong, Đô Lan (TQ) được cho rằng là nơi các công trình lăng mộ và nhà cửa tồn tại trong giai đoạn từ 1.500 đến 1.000 năm trước Công nguyên.

 

Một cụm ngôi mộ cổ được phát hiện tại Trung Quốc. (Ảnh minh họa. Nguồn: China Daily)
Ngày 28/8, các nhà khảo cổ học cho biết đã phát hiện tổng cộng 3.228 ngôi mộ tại "Khu tàn tích công trình có niên đại 3.000 năm" ở tỉnh cao nguyên Thanh Hải, miền Tây Bắc Trung Quốc.
"Khu tàn tích công trình có niên đại 3.000 năm" này nằm ở thị trấn Balong, huyện Đô Lan, được cho rằng là nơi có các công trình lăng mộ và nhà cửa tồn tại trong giai đoạn từ 1.500 đến 1.000 năm trước Công nguyên.
Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc) đã phối hợp với Đại học Tây Bắc cùng triển khai Dự án Khai quật tại khu vực này từ năm 2021.
Chuyên gia Du Wei, Trưởng Dự án Khai quật cho biết: nhóm đã phát hiện 3 khu mộ trong khu vực có tổng diện tích 120.000 m2, với 52 ngôi mộ được khai quật cho tới nay.
Theo ông, nhiều đồ gốm, đồ đồng, đồ ngọc, vải bện, xương người và dấu vết còn lại của các loài động, thực vật cũng đã được phát hiện tại khu tàn tích này. Đây đều là những phát hiện cung cấp nhiều nguyên liệu phục vụ nghiên cứu văn hóa Nuomuhong của địa phương.
Nuomuhong là nền văn hóa khảo cổ thời đại đồ đồng mang đặc trưng Thanh Hải, phân bố chủ yếu ở lưu vực Qaidam và các khu vực lân cận.
Theo Giáo sư Huo Wei thuộc Đại học Tứ Xuyên, Dự án Khai quật lần này đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định lịch sử lâu đời của vùng Lòng chảo Qaidam và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu về nền văn minh cổ đại ở Cao nguyên Thanh-Tạng./.

Lê Ánh (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn

Chia sẻ: