Ban Khảo cổ của Sở Di sản Văn hóa thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) vừa thông báo về việc phát hiện ra một ngôi mộ cổ có niên đại từ cách đây hơn 2.000 năm (trong đời Thanh) được đắp bằng nhiều chiếc bát sứ màu xanh và trắng.
Ban Khảo cổ của Sở Di sản Văn hóa thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) vừa thông báo về việc phát hiện ra một ngôi mộ cổ có niên đại từ cách đây hơn 2.000 năm (trong đời Thanh) được đắp bằng nhiều chiếc bát sứ màu xanh và trắng.
Ngôi mộ này được một nhóm công nhân làm đường trên đường E'Ling, huyện Yuzhong, thành phố Trùng Khánh, phát lộ. Khi tìm thấy chiếc bát đầu tiên họ chẳng hề để ý nhưng khi đào được càng nhiều bát họ mới nghĩ rằng họ phát hiện được một thứ gì đó không bình thường rồi sau đó đã gọi điện đến Sở Di sản Văn hóa thành phố Trùng Khánh.
Tờ Chongqing Economic Times trích lời các nhà khảo cổ rằng ngôi mộ loại này cực kỳ hiếm có và nhiều khả năng do người dân di cư tới khu vực này xây dựng. Ngay lập tức ban khảo cổ đã cử một đoàn tới điều tra và phát hiện ra rằng ngôi mộ được xây bằng những chiếc bát sứ. Nằm cách mặt đất chỉ 60 cm, ngôi mộ được hình thành bởi nhiều chiếc bát xếp chồng lên nhau. Trong mộ có một quan tài và nhiều đồ mai táng. Danh tính của người nằm trong mộ vẫn còn là một bí ẩn.
Nhiều chiếc bát này và cấu trúc cơ bản của ngôi mộ đã bị hư hại nặng và tuy là nằm dưới mặt đất nhưng nhiều nội dung bên trong đã bị kẻ trộm nẫng mất. Song cũng có nhiều chiếc bát còn nguyên vẹn vì chúng được xếp với nhau rất chặt và được gắn bằng cơm và xi măng và nhờ đó giữ được hình dáng của ngôi mộ.
Các nhà khảo cổ cho biết, tách những chiếc bát này ra là công việc hết sức khó khăn, phải sử dụng các dung môi hóa học. Các nhà khảo cổ cho rằng người xưa sử dụng bát làm chất liệu xây dựng ngôi mộ là để người chết có gì đó để ăn ở thế giới bên kia.
Theo TTVH