Thứ Bảy, 09/12/2023
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 09:33 1972
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Qua nghiên cứu chi tiết 13 sọ cổ khai quật được tại vùng tây bắc Xinjiang (Tân Cương), các nhà khoa học nhận định rằng khoa phẫu thuật sọ ngày nay đã từng xuất hiện ở Trung Hoa từ 3000 năm trước.
Qua nghiên cứu chi tiết 13 sọ cổ khai quật được tại vùng tây bắc Xinjiang (Tân Cương), các nhà khoa học nhận định rằng khoa phẫu thuật sọ ngày nay đã từng xuất hiện ở Trung Hoa từ 3000 năm trước.

Những sọ cổ được tìm thấy nằm thành cụm với hơn 2000 mộ ở vùng sa mạc ngoại Turpan (Thổ Lỗ Phan), cách trung tâm Urumqi khoảng 200km về phía đông - Lu Enguo, nhà nghiên cứu của Viện Khảo cổ Xinjiang cho biết.

Lu cho biết rằng mỗi sọ có từ 1 đến 5 lỗ khoan, có sọ có đến 7 lỗ. “Những lỗ khoan có hình tròn hoặc vuông và xung quanh nó có những chỗ lên da non, điều đó cho thấy nó phải được tạo ra khi cá thể còn đang sống - với một mục đích y khoa rõ rệt” - Lu giải thích.

Sau khi làm các xét nghiệm, Lu phát hiện ra rằng, tất cả các sọ có lỗ khoan đều có dấu hiệu cho thấy bị tổn thương não. “Có thể họ bị thương do ngã ngựa, và những pháp sư - người đồng thời là thầy thuốc vào thời đó - đã thực hiện chữa chạy cho họ với phương pháp sơ khai của khoa phẫu thuật sọ.”

Trong các xã hội cổ đại, pháp sư luôn được coi trọng bởi người ta tin rằng họ có thể liên hệ với chúa trời và gọi được hồn người chết. Shaman giáo đã từng rất phổ biến ở nhiều vùng trên miền bắc Trung Hoa.

Lu và các đồng nghiệp của mình còn tìm được 600 xác ướp trong các mộ và số nhiều trong đó chính là các pháp sư bởi vì bên cạnh thi thể của họ được đặt những túi cần sa. “Cần sa phải được mang theo các pháp sư khi chết bởi họ còn phải tiếp tục công việc của mình ở thế giới bên kia”.

Xác ướp được bảo quản tốt nhất là của một nam giới người Capca, dài hiện trạng là 1,2m, tuổi khi chết là khoảng 40 - 50. Xác ướp được mặc một chiếc áo khoác bằng da, bên trong mặc một áo len, đội mũ và đi ủng. Người đàn ông này đeo khuyên tai và vòng cổ, một tay cầm quyền trượng có buộc 1 đồng xu, tay kia cầm 1 chiếc rìu đồng.

3 nhạc khí cổ cũng đã được phát hiện, và các nhà khảo cổ tin rằng chúng đã được các pháp sư sử dụng để thực hiện các nghi lễ tôn giáo.

“Chúng tôi cho rằng các pháp sư đã sử dụng nó trong suốt quá trình nghi lễ để thông báo với chúa trời về cái chết” - Lu nói.

Các nhà khảo cổ dự đoán rằng, khu mộ táng này có niên đại kéo dài từ thời đại đồ đồng đến thời Đường (618 - 907), chủ nhân là một số bộ lạc du cư lớn.

“Hầu hết các nhóm người này đều đến Turpan từ dãy Altay ở phía bắc vào khoảng 3500 năm trước và họ định cư ở đây do có khí hậu ôn hoà” - Han Kangxin, một nhà nhân học của Viện Hàn lâm Trung Quốc nói.

Khu mộ táng này được phát hiện lần đầu vào năm 1981 khi những người dân địa phương đào kênh để tưới tiêu. Sau đó, nó bắt đầu được khai quật từ năm 2003. Những đợt nghiên cứu tiếp theo đã phát hiện hơn 2000 mộ, một nửa trong số đó chưa được khai quật.

Ngày nay, Turpan được biết đến như là 1 địa điểm du lịch nổi tiếng và là nơi dẫn đầu Trung Quốc về các sản phẩm hoa quả, đặc biệt là nho và dưa.

Trương Đắc Chiến dịch
BTLSVN

Chia sẻ:

Bài viết khác

Lý thuyết của các học giả Đức về sự sụp đổ của nhà Đường

Lý thuyết của các học giả Đức về sự sụp đổ của nhà Đường

  • 04/09/2008 09:33
  • 3039

Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Nature của Anh mới đây, các học giả Đức cho rằng một thời kỳ khô hạn kéo dài chính là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của triều Đường. Tuy vậy, một nhà khí tượng học Trung Quốc là Zhang De’er đã không tán thành cách lý giải này.