Thứ Sáu, 20/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 09:33 3458
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Nature của Anh mới đây, các học giả Đức cho rằng một thời kỳ khô hạn kéo dài chính là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của triều Đường. Tuy vậy, một nhà khí tượng học Trung Quốc là Zhang De’er đã không tán thành cách lý giải này.

Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Nature của Anh mới đây, các học giả Đức cho rằng một thời kỳ khô hạn kéo dài chính là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của triều Đường. Tuy vậy, một nhà khí tượng học Trung Quốc là Zhang De’er đã không tán thành cách lý giải này.


Triều Đường là triều đại kéo dài gần 3 thế kỷ, từ 618 đến 907 sau công nguyên, được coi là triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Triều đại này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử Trung Hoa, với sự nở rộ của văn học nghệ thuật cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thương mại với thế giới bên ngoài.

Trong bài báo đăng trên tờ Nature, học giả Đức là Gerald Haug khẳng định rằng có 3 thời kỳ gió mùa mùa đông rất khắc nghiệt cách ngày nay khoảng 15.000 năm, trong đó đợt gần nhất xảy ra cùng thời gian tồn tại của nhà Đường. Nó được miêu tả là một đợt lạnh bất thường, và chính đợt lạnh này đã tạo ra sự khô hạn vào mùa hè. Hạn hán làm cho mất mùa và kéo theo là những cuộc khởi nghĩa nông dân, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của triều đình.



Zhang De’er, nhà nghiên cứu của Trung tâm khí tượng Trung Hoa, cho rằng sự khẳng định về một thời kỳ gió mùa khắc nghiệt trong khoảng từ năm 700 - 900 là phù hợp với những gì các học giả Trung Hoa suy luận dựa trên những tư liệu lịch sử.


“Vào cuối thời Đường, khí hậu đã trở nên rất lạnh. Các học giả Trung Quốc cũng đã có nhận thức về điều này trong một thời gian dài.” - Zhang nói - “Nhóm của Haug đã nghiên cứu những trầm tích lấy từ 1 hồ ở Quảng Đông, miền nam Trung Hoa, và nó chứng thực những suy luận của các học giả Trung Quốc. Tuy nhiên thời tiết lạnh giá không nhất thiết kéo theo một mùa hè khô hạn. Qua nghiên cứu khí hậu Trung Quốc từ năm 1470 đến 1979 (khoảng 500 năm), chúng tôi thấy rằng mùa đông lạnh lại thường đi cùng với mùa hè mưa nhiều”.


“Nhóm của Haug cho rằng, trong suốt thời Đường, gió mùa mùa hè rất yếu ớt, nhưng điều này có đúng hay không là điều còn phải bàn” - Zhang nói. “Các tư liệu lịch sử gợi ý rằng, mặc dù do ảnh hưởng của gió mùa nên vào mùa đông thường có sương giá, tuyết và băng, nhưng vào mùa hè, thời cuối Đường, vẫn có một lượng mưa tương đối lớn” – Zhang cho biết thêm.



Theo Zhang, vào thời Đường, Trung Hoa đã trải qua 2 giai đoạn mà lượng mưa tương đối lớn, giai đoạn đầu là từ năm 711 đến năm 771, giai đoạn sau là từ năm 810 đến những năm cuối của triều đại này. Zhang cho rằng không có đủ bằng chứng xác thực để chứng minh cho giả thuyết về một thời kỳ khô hạn kéo dài của các học giả Đức.


Zhang nói :”Sự sụp đổ của một vương triều là một vấn đề hết sức phức tạp. Chính trị, kinh tế và xung đột sắc tộc là những nhân tố rất quan trọng, chứ không chỉ có khí hậu và môi trường”.


Theo các nhà sử học Trung Quốc, cuộc khởi nghĩa Anshi (An Lộc Sơn) từ năm 756 đến 763, được coi là bước ngoặt của lịch sử triều Đường. Nó đã tước đi của nhà Đường sức mạnh quân sự, sự giàu có và lòng tin của nhân dân - nên dù có kéo dài thêm 144 năm nữa, nó cũng không bao giờ có được sự thịnh vượng và hào quang vốn có.

Trương Đắc Chiến dịch
BTLSVN

Chia sẻ: