Thứ Tư, 09/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 09:09 2295
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Di tích được phát hiện tại thôn Yên Lí (Yanli), thành phố Hồng Giang (Hongjiang), tỉnh Hồ Nam (Hunan), miền trung Trung Quốc. Đây là một cồn sò điệp lớn (rộng khoảng 30.000m²) và là một trong những di tích đá mới được bảo tồn tốt nhất. Niên đại của di tích được xác định khoảng 7.400 năm cách ngày nay.
Di tích được phát hiện tại thôn Yên Lí (Yanli), thành phố Hồng Giang (Hongjiang), tỉnh Hồ Nam (Hunan), miền trung Trung Quốc. Đây là một cồn sò điệp lớn (rộng khoảng 30.000m²) và là một trong những di tích đá mới được bảo tồn tốt nhất. Niên đại của di tích được xác định khoảng 7.400 năm cách ngày nay.


Về mặt di tích, một khu hiến tế có diện tích khoảng 1000m² đã được tìm thấy tại đây. Xương của nhiều loại động vật như hươu, lợn, ngựa, gấu, voi và tê giác đã được khai quật từ 39 hố hiến tế. Có thể nói, đây là khu hiến tế sớm nhất được phát hiện ở Trung Quốc.


Tuy nhiên, thú vị nhất là việc phát hiện được bộ hài cốt của một phụ nữ. Bộ hài cốt được bảo quản rất tốt, dài khoảng 153cm, cho thấy trước khi chết người phụ nữ này có chiều cao xấp xỉ 160cm. Phía dưới di cốt phát hiện được một chiếc chiếu bện bằng tre. Đây là chiếc chiếu cổ nhất tìm được ở Trung Hoa. Chiếc chiếu được bện bởi các sợi ngang và dọc đồng thời được tạo các lỗ hổng như một cách trang trí. Chiếc chiếu này có niên đại sớm hơn 2000 năm so với những giỏ tre và những loại hình tương tự đã tìm được ở Lương Châu (Liangzhu), tỉnh Triết Giang (Zhejiang).



Địa điểm Cao Miêu cũng được coi là nơi sản xuất loại gổm (men) trắng sớm nhất ở Trung Quốc. Ngoài ra, một số lượng lớn đồ đất nung có trang trí hình động vật, hình chim và mặt trời cũng được tìm thấy. Những hình vẽ chim gợi cho chúng ta nghĩ đến hình tượng phượng hoàng trong tín ngưỡng của người Trung Hoa cổ. Phát hiện này gợi mở khả năng phượng hoàng đã được tôn thờ từ 7.400 năm trước ở miền trung Trung Hoa. Theo He Gang, một cán bộ của Viện Khảo cổ Hà Nam, sự tôn thờ những con vật không có thật như rồng có nguồn gốc từ thời xa xưa khi mà con người còn phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên và họ phải cầu nắng, cầu mưa để có một mùa thu hoạch tốt. Những hình trang trí chim ở Cao Miêu có niên đại sớm hơn khoảng 400 năm so với trang trí phượng hoàng trên những hiện vật bằng ngà có niên đại 7000 năm ở địa điểm Hà Mẫu Độ, tỉnh Triết Giang, đông nam Trung Quốc.

Trương Đắc Chiến dịch
BTLSVN

Chia sẻ:

Bài viết khác

Những chứng tích nông nghiệp trồng lúa tại di tích tiền sử Zhongshui

Những chứng tích nông nghiệp trồng lúa tại di tích tiền sử Zhongshui

  • 04/09/2008 09:07
  • 2270

Tại di tích Trung Thuỷ (Zhongshui), thành phố Vi Ninh (Weining), tỉnh Quế Châu (Guizhou) tây nam Trung Hoa, trong cuộc khai quật năm 2005 các nhà khảo cổ đã tìm thấy những hạt gạo trong một nhóm các hố hiến tế. Diện phân bố của di tích trong phạm vi khoảng 3000m².