Thứ Tư, 18/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/09/2008 09:07 2230
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Tại di tích Trung Thuỷ (Zhongshui), thành phố Vi Ninh (Weining), tỉnh Quế Châu (Guizhou) tây nam Trung Hoa, trong cuộc khai quật năm 2005 các nhà khảo cổ đã tìm thấy những hạt gạo trong một nhóm các hố hiến tế. Diện phân bố của di tích trong phạm vi khoảng 3000m².

Tại di tích Trung Thuỷ (Zhongshui), thành phố Vi Ninh (Weining), tỉnh Quế Châu (Guizhou) tây nam Trung Hoa, trong cuộc khai quật năm 2005 các nhà khảo cổ đã tìm thấy những hạt gạo trong một nhóm các hố hiến tế. Diện phân bố của di tích trong phạm vi khoảng 3000m².



Tiến sĩ Zhao Zhijin (Viện Khảo cổ học Trung Quốc) cho biết: “Gạo được tìm thấy trong nhiều hố và có thể đây là lúa trồng ở vùng cao bởi có hạt nhỏ hơn và thân cây ngắn hơn so với lúa nước”. Đại diện Cục Di sản Văn hóa Quế Châu thì nhận xét rằng phát hiện này cho thấy lúa gạo đã được trồng một cách có hệ thống từ hơn 3000 năm trước.


Các chuyên gia tin rằng những hạt gạo ở đây - những hạt gạo có niên đại sớm nhất được khai quật tại tây nam Trung Hoa - sẽ cung cấp những tư liệu quý để làm sáng rõ sự phát triển của các dòng lúa.


Theo tiến sĩ Zhao, phát hiện này cùng với điều kiện thời tiết và đất đai khá lí tưởng đã cho thấy ở đây đã tồn tại một nền văn hoá nông nghiệp phát triển. Nó cung cấp bằng chứng quan trọng về nông nghiệp trồng lúa, một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong các nhà khảo cổ học, nông học và sử học trong suốt 3 thập kỷ qua.



Tiến sĩ Zhao cho rằng các nhà khoa học cần phải xác định rõ xem đó là lúa nước hay lúa khô và liệu nó có nguồn gốc trên cao nguyên Vân Nam - Quế Châu hay là được trồng từ nơi khác như vùng trung lưu hay hạ lưu của sông Dương Tử hoặc thung lũng Tứ Xuyên ở phía bắc của cao nguyên này. “Đó chính là vấn đề cốt yếu đối với việc nghiên cứu nông nghiệp lúa khô” - Zhao bình luận.


Nam Trung Quốc với lượng mưa phong phú và khí hậu ôn hoà rất có thể là nơi phát sinh nông nghiệp trồng lúa. Nhiều nhà khoa học tin rằng những cư dân ở phía tây nam cao nguyên này là những người đầu tiên biết trồng lúa. Theo Zhang Herong (Viện Khảo cổ Quế Châu) thì những hiện vật đá tìm thấy trong các cuộc khai quật những di tích đá mới phần lớn là công cụ sản xuất nông nghiệp đã ủng hộ cho quan điểm này.


Bên cạnh việc phát hiện lúa gạo, các nhà khảo cổ còn khai quật được một số lượng lớn công cụ đá, đồ gốm, ngọc và mảnh đồ đồng. Điều đó cho thấy chủ nhân của di tích này đã có đời sống vật chất khá cao. Họ đã tạo ra được những của cải dư thừa trong xã hội và dùng nó làm đồ cúng tế (gồm cả thóc gạo) cho người đã khuất.

Trương Đắc Chiến dịch
BTLSVN

Chia sẻ:

Bài viết khác

Di tích Đá mới Tiểu Hoàng Sơn, tỉnh Triết Giang

Di tích Đá mới Tiểu Hoàng Sơn, tỉnh Triết Giang

  • 04/09/2008 09:05
  • 2264

Địa điểm Tiểu Hoàng Sơn (Xiaohuangshan) thuộc địa phận thôn Thương Độ Sơn (Shangdushan), thành phố Thanh Châu (Shengzhou), tỉnh Triết Giang (Zhejiang), phía đông Trung Quốc. Đây là một di tích đá mới, niên đại khoảng 9.000 năm, diện phân bố khoảng 50.000m².