Chủ Nhật, 08/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

11/06/2021 10:28 1654
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Nhiều dấu tích quan trọng như: chân móng, thềm móng bậc cấp; hệ thống đá ong bó vỉa sát móng… đã bước đầu xuất lộ tại hố khai quật khảo cổ tại điện Thái Hòa (Đại nội, Huế).

 
Hội đồng khoa học của di tích Huế kiểm tra các hố khảo cổ học tại điện Thái Hòa, Đại nội - Huế

ẢNH: D.T

Ngày 10.6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, công tác khảo cổ tại vị trí điện Thái Hòa (Đại nội, Huế)  đã xuất lộ nhiều dấu tích quan trọng.

 

Hội đồng khoa học trùng tu di tích kiểm tra khu vực khảo cổ với những dấu tích xuất lộ tại điện Thái Hòa

ẢNH D.T

Theo đó, khu vực khảo cổ tập trung ở chái Đông và chái Tây của công trình di tích điện Thái Hòa, với diện tích 66 m2. Việc khai quật khảo cổ sẽ kéo dài đến hết ngày 20.6.

 

Xuất lộ phần bó vỉa sát chân móng ở bậc cấp phía Nam, ở chái Đông, điện Thái Hòa

ẢNH: D.T

Tại các hố thám sát khảo cổ đã xuất lộ nền móng bậc cấp, xuất lộ hệ thống đá ong bó vỉa sát nền móng ở chái Đông và chái Tây; xuất lộ lớp gạch Bát Tràng trên lớp đá ong bó vỉa sát nền móng dọc theo bậc cấp chái Tây.

 

Xuất lộ bó vỉa sát móng chái Tây điện Thái Hòa

ẢNH: D.T

Tại các hố đào cũng xuất lộ hệ thống đá ong bó vỉa sát chân móng chái Đông, bậc cấp lên xuống của điện Thái Hòa; xuất lộ chân móng chái Tây, góc phía Tây Bắc của điện Thái Hòa...

 

Xuất lộ hệ thống đá ong bó vỉa sát nền móng dọc theo bậc cấp chái Tây, điện Thái Hòa

ẢNH: D.T

Công tác thực hiện khảo cổ học tại điện Thái Hòa, Đại nội, Huế do TS. Lê Thị An Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế chủ trì, cùng 3 thành viên khác thuộc phòng này tham gia.

 

Xuất lộ hệ thống đá ong bó vỉa sát móng nền chái Tây, điện Thái Hòa

ẢNH: D.T

Theo ông Võ Lê Nhật, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, công tác khảo cổ tại địa điểm điện Thái Hòa, được tuân thủ theo Quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ tại Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL của Bộ VH-TT-DL ngoài ra Trung tâm cũng thành lập tổ giám sát khảo cổ, với các thành viên gồm lãnh đạo Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Ban Quản lý dự án Di tích Cố đô Huế, Ban Tư vấn Bảo tồn di tích. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho Phòng Quản lý bảo vệ trực bảo vệ phạm vi, vị trí khảo cổ và phối hợp với cán bộ tham gia thực hiện tốt công tác khảo cổ tại di tích điện Thái Hòa.

 

Xuất lộ chân móng chái Tây, góc Tây Bắc, điện Thái Hòa

ẢNH: D.T

Sau đợt khai quật khảo cổ, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khảo cổ và báo cáo khoa học gửi về Bộ VH-TT- DL theo quy định. Được biết, công tác thực hiện khai quật khảo cổ tại di tích điện Thái Hòa đang được triển khai và giám sát chặt chẽ.

Theo các tài liệu lịch sử, khoa học, điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. Đây là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của nhà vua, hoàng thân, quốc thích cùng các đại thần. Công trình xây dựng vào tháng 2.1805 và hoàn thành vào tháng 10.1805.

Ban đầu, điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng 45 mét về phía Tây Bắc. Đến tháng 3.1833, khi điều chỉnh quy hoạch và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại nội, vua Minh Mạng cho di dời điện Thái Hòa về phía Nam, xây dựng đồ sộ, nguy nga hơn... Dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa được thực hiện trong vòng 4 năm, với tổng kinh phí khoảng 150 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.

 

https://thanhnien.vn/

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 3422

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

TS. Vũ Quốc Hiền và duyên cớ đưa tôi đến với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

TS. Vũ Quốc Hiền và duyên cớ đưa tôi đến với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

  • 09/06/2021 09:56
  • 1716

Tôi vẫn nhớ đó là những ngày hè tháng Sáu năm 2004, sau khi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, trong thời gian chờ nhận bằng, tôi và Đặng Hồng Sơn (nay là PGS.TS, Phó chủ nhiệm Khoa Lịch sử) ngày nào cũng có mặt tại Bảo tàng Nhân học (tầng 3 nhà D, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội) để vừa học, vừa làm phục chế hiện vật khảo cổ. Ngày đó Bảo tàng Nhân học mới thành lập, chưa có nhiều phòng như bây giờ, nên hầu như mấy thầy trò gồm cô Lâm Mỹ Dung, thầy Nguyễn Chiều, chị Nguyễn Bích Hường, Đặng Hồng Sơn và tôi cùng một vài bạn sinh viên khóa sau đều tập trung làm việc tại phòng đọc sách hiện nay. Vào một buổi sáng, trong khi Sơn và tôi đang háo hức xem thầy Nguyễn Chiều phục dựng mộ chum Sa Huỳnh, thì cô Lâm Mỹ Dung có điện thoại. Sau khi nghe điện, cô Dung quay ra hỏi tôi: “Chiến ơi, mày (cách cô thường gọi học trò một cách thân mật) có muốn đi khai quật ở Vũng Tàu không”? Nghe vậy tôi hơi bất ngờ, vì trước đó cô Dung bảo tôi là chuẩn bị đi khai quật ở Quảng Nam với cô. Nhưng rồi cô Dung nói rõ hơn, là chú Vũ Quốc Hiền ở Bảo tàng Lịch sử vừa gọi cho cô, nói cần một người đi khai quật ở Vũng Tàu, nếu đồng ý thì ra Bảo tàng gặp chú để nói chuyện. Tôi nghe xong liền đồng ý luôn, với suy nghĩ đi cho biết Vũng Tàu như thế nào, chứ cũng chưa hề nghĩ tới chuyện là đi để thử việc, như sau này tôi mới hiểu.