Thứ Ba, 15/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

01/09/2008 09:35 3165
Điểm: 5/5 (1 đánh giá)
Địa điểm Đa Kai thuộc thôn 3, xã Đa Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Di tích được phát hiện từ cuối năm 1981, đã được đào thám sát năm 1997 và khai quật năm 1998. Qua đó, nó được biết đến như là một công trình đất tròn (circular earthwork site) và là một trong số rất ít các di tích ở Việt Nam phát hiện được đàn đá.
Địa điểm Đa Kai thuộc thôn 3, xã Đa Kai, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Di tích được phát hiện từ cuối năm 1981, đã được đào thám sát năm 1997 và khai quật năm 1998. Qua đó, nó được biết đến như là một công trình đất tròn (circular earthwork site) và là một trong số rất ít các di tích ở Việt Nam phát hiện được đàn đá.


Hố khai quật
Nhằm tìm hiểu sâu kỹ hơn tính chất và nội dung văn hoá của di tích này, từ tháng 12/2005 đến tháng 3/2006, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá- Thông tin Bình Thuận đã tiến hành khai quật Đa Kai lần thứ hai. Cuộc khai quật đã thu được một bộ di vật khá phong phú với hơn 400 tiêu bản đồ đá và hơn 1 vạn mảnh gốm. Dựa trên kết quả khai quật cũng như khảo sát địa hình, các cán bộ khai quật đã đưa ra một số nhận xét: - Về di tích: đây là một di chỉ cư trú ngoài trời, đồng thời cũng là một trung tâm sản xuất gốm với một phong cách riêng biệt, độc đáo. Bên cạnh đó, những người khai quật cho rằng Đa Kai không phải là một công trình đất tròn.
Hiện vật

- Về niên đại: Đa Kai là một di tích thuộc thời đại kim khí, niên đại khoảng 3000 năm cách ngày nay, với hai lớp cư trú liên tục:

+ Lớp sớm: cư trú chủ yếu ở phía Bắc gò, nơi gần nguồn nước. Giai đoạn này được đại diện bởi loại gốm thô.

+ Lớp muộn: diện cư trú mở rộng ra phía Nam gò. Giai đoạn này gốm mịn chiếm ưu thế. Đồ gốm làm trau chuốt hơn, xương lọc kỹ hơn, hoa văn đẹp hơn, thể hiện một bước phát triển mới cả về vật chất lẫn tinh thần.


- Về văn hoá:

+ Đa Kai là một di tích mang nội dung văn hoá khá đặc biệt và mới lạ so với các di tích đã biết trong khu vực, với những đặc trưng rất riêng của bộ di vật, đặc biệt là đồ gốm.

+ Đồ gốm Đa Kai có một số điểm tương đồng với một số di tích ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (An Sơn, Rạch Núi, Bình Đa...). Nhiều khả năng đây là những điểm chung mang tính giai đoạn, nhưng cũng không loại trừ nó còn có mang tính truyền thống.

Nguyễn Văn Đoàn

Trương Đắc Chiến


(Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam )

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 3494

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

Khai quật di tích đền- tháp Hoà Lai

Khai quật di tích đền- tháp Hoà Lai

  • 01/09/2008 09:33
  • 2733

Thực hiện Quyết định của Bộ Văn hoá- Thông tin, từ ngày 28 tháng 10 đến 31 tháng 12 năm 2005, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin Ninh Thuận tiến hành điều tra, thám sát và khai quật khảo cổ học di tích đền- tháp Hoà Lai nhằm phục vụ cho dự án tu bổ, phục hồi di tích.