Chủ Nhật, 03/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

12/11/2012 22:16 1794
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai đã có văn bản trình Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh Lào Cai đề nghị có đợt khảo sát, nghiên cứu khảo cổ học đối với khu vực dự kiến lòng hồ thủy điện Sử Pán 1 sẽ ngập (nếu dự án này được phê duyệt thi công).

Khu vực thám sát khảo cổ học được đề nghị là lòng hồ thủy điện (xã Hầu Thào, huyện Sa Pa, Lào Cai) và khu vực sườn núi dọc theo hai bờ suối Mường Hoa.

Trước đó, ngày 8-4-2011, Bộ VHTT&DL cũng có công văn gửi UBND tỉnh Lào Cai đề nghị: “Đối với các công trình thủy điện đã và đang được xây dựng trong nước thời gian hiện nay, khi tiến hành lập dự án phải có bước nghiên cứu về di sản văn hóa là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vùng lòng hồ. Nếu phát hiện các di chỉ khảo cổ học thì cần được khai quật, di dời, giải phóng lòng hồ”. Đây cũng là đề nghị của Viện khảo cổ học (Viện khoa học xã hội Việt Nam) sau chuyến khảo sát sơ bộ tháng 8-2012.

Khu Di tích chạm khắc đá cổ Sa Pa được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 20-7-1994 và đã được Thủ tướng đồng ý xây dựng hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh mục Di sản Thế giới. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu tổng thể về số lượng, vai trò, chủ nhân của những hình khắc trên bãi đá cổ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bảo tồn di sản và không gian di sản.

Như NDĐT đã phản ánh, dự án thủy điện Sử Pán 1 (qua ba xã Hầu Thào, Tả Van, Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), đơn vị đầu tư là Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long, đã có kế hoạch di chuyển lòng hồ đến sát bãi đá cổ Sa Pa và nâng cao trình lên thành 953m (so với độ cao cũ là 948m). Theo tính toán của Sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai, ở độ cao này, khoảng cách từ chân hạng mục đập đầu mối tới sát mép khu vực bảo vệ II của viên đá cổ chỉ còn khoảng 2-3m.

Tuy nhiên, ngày 24-10-2012 , Sở Công thương tỉnh Lào Cai trong báo cáo về tình trạng xâm phạm bãi đá cổ Sa Pa lại cho rằng việc điều chỉnh này không xâm phạm vào vùng bảo vệ các viên đá cổ theo quy định.

Liên quan đến dự án thủy điện Sử Pán 1, ông Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VHTT&DL Lào Cai, “Đơn vị tư vấn dự án chưa xem xét toàn diện những vấn đề liên quan tới môi trường cảnh quán sinh thái, nhân văn cũng như yêu cầu bảo tồn di tích và phát triển du lịch ở địa phương”.

Ngày 20-8, Tổng cục du lịch cũng đã có công văn ghi rõ: “Để bảo vệ và phát triển du lịch bền vững, Tổng cục Du lịch đề nghị Sở VHTT&DL báo cáo UBND tỉnh Lào Cai xem xét, dừng dự án thủy điện Sử Pán I”. Hiện Lào Cai vẫn chưa có đánh giá tổng thể về tác động thủy điện với môi trường du lịch ở đây.

Trong tuần này, UBND tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục họp bàn các bên liên quan về vấn đề này.

MAI NGUYÊN
nhandan.org.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 3529

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

Phát lộ nhiều di vật tại thành nhà Hồ

Phát lộ nhiều di vật tại thành nhà Hồ

  • 12/11/2012 08:31
  • 1669

Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ, Thanh Hóa, vừa phối hợp với Viện Khảo cổ Việt Nam tiến hành khai quật, nghiên cứu di tích Gò Ngục thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ.