Thứ Ba, 10/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

27/09/2012 22:59 2454
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trong hai ngày 27 và 28 tháng 9 năm 2012, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức "Hội nghị thông báo Khảo cổ học lần thứ 47 - năm 2012".

PGS-TS Tống Trung Tín phát biểu khai mạc Hội nghị

Tham dự Hội nghị có GS - TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; GS - TS khoa học Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng di sản Quốc gia; GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS - TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa; GS - TS Hoàng Xuân Chinh - Chủ tịch Hội khảo cổ học Việt Nam; cùng đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; đại diện các cơ quan quản lý văn hóa, các bảo tàng Trung ương và địa phương…

Hoạt động khảo cổ học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Theo PGS-TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học, có hai vấn đề nổi bật trong hội nghị Thông báo khảo cổ học năm nay là việc nghiên cứu tập trung gắn giá trị văn hóa với di sản thiên nhiên và tiềm năng của khảo cổ học dưới nước.

Khai quật di tích Đồn Thứ, Hoài Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định

Việc gắn liền giá trị văn hóa với thiên nhiên được thể hiện rõ trong phát hiện mới 21 hang động có thời gian phát triển liên tục từ 20.000 năm đến 4000 năm cách ngày nay tại khu di sản thiên nhiên Tràng An, Ninh Bình sau khai quật khảo cổ. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học này không những góp phần làm rõ lịch sử của một bộ phận cư dân Việt Nam sống ở Ninh Bình mà còn góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ các hang động có tiềm năng du lịch.

Các di tích KCH lòng hồ thủy điện Huội Quảng

Bên cạnh đó, việc phát hiện nhiều tàu cổ trong năm qua như tàu Bình Châu - Quảng Ngãi, tàu trên sông Lô, tàu trên sông Mã, một lần nữa khẳng định tiềm năng khảo cổ học dưới nước của nước ta rất phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh điều đáng mừng trên là sự lo lắng vì theo ông, khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam vẫn trong tình trạng 3 không: không tiền - không người - không phương tiện.

TS. Vũ Quốc Hiền - Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phát biểu tại hội nghị

Gần 500 báo cáo phát hiện khảo cổ học sẽ được trình bày tại 4 tiểu ban (Thời đại đá, Thời đại kim khí, Lịch sử và Chăm Pa-Óc Eo) trong hội nghị Thông báo khảo cổ học thường niên năm nay. Đó là những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng, tôn tạo, bảo vệ, phát huy giá trị của các di sản, di tích của nước ta.

Những phát hiện mới khảo cổ học Champa - Óc Eo

Bản đồ các di tích Khảo cổ học ở Tây Nguyên

Lê Khiêm

baotanglichsuquocgia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 3429

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

Chuyện về bộ xương khủng giữa tường thành Đàn tế Nam Giao

Chuyện về bộ xương "khủng" giữa tường thành Đàn tế Nam Giao

  • 27/09/2012 21:31
  • 1747

Trong quá trình tôn tạo, phục dựng di tích Đàn tế Nam Giao thuộc Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một bộ xương trâu còn tương đối nguyên vẹn nằm giữa bức tường...