Thứ Ba, 08/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

22/09/2012 16:25 1714
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Báo chí xôn xao đưa tin về việc phát hiện đồ cổ trên chiếc tàu chìm tại vùng biển ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Rồi một số nhà khảo cổ than rằng chúng ta không chú ý tới khảo cổ học dưới nước, không thể khai quật được đồ cổ nằm sâu dưới đại dương nếu chúng ta không có thiết bị có thể “nhìn” dưới đáy biển. Tự nhiên tôi nhớ tới tên một kỹ sư cơ khí quốc tịch Úc hiện nay sinh sống tại Singapore, nhưng tên tuổi đã gắn với tất cả các lần khảo cổ dưới nước tại nước ta mà nhiều người trong ngành đều biết tên: đó là Michael Flecker.
Flecker là tiến sĩ khảo cổ học hàng hải chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á.

Hiện nay, ông Flecker đã là tiến sĩ khảo cổ học hàng hải chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á, chuyên viên sử dụng sonar quét ngang và từ kế hàng hải (marine magnetometer), chuyên viên lặn và giám sát lặn, thuyền trưởng tàu nhỏ và giám sát viên (superintendent) hàng hải, chuyên gia về kỹ thuật đóng tàu thuyền cổ xưa châu Á, giám đốc công ty Maritime Explorations tại Singapore. Trong cuộc triển lãm hàng hải tại Hà Nội vừa qua, công ty của ông có tham gia giới thiệu các thiết bị phục vụ lặn do ông tự chế, đặc biệt là các buồng giảm áp.

Flecker còn là thành viên của hội nghị Xác tàu thế giới (The International Shipwreck Conference), tổ chức tập hợp những người quan tâm tới xác tàu đắm. Hiện nay, Flecker có trong tay bản sơ đồ các vùng có thể có tàu đắm trên toàn bộ Biển Đông.

30 năm gắn bó với vùng Biển Đông, Flecker từ chỗ là một anh sinh viên tay trắng nay đã trở thành một nhà khoa học, một ông chủ thành đạt mà vẫn gắn bó với biển, vẫn đi biển như một nhà hàng hải thực thụ. Những thứ thiết bị như sonar hay từ kế hàng hải, chúng ta có thể bỏ tiền ra mua, chỉ khoảng vài tỉ đồng nhưng để phát triển một nghề biển, phải đòi hỏi hàng thập kỷ với những con người dấn thân, có cơ bản hàng hải vững chắc, những người yêu biển. Chắc chúng ta vẫn nhớ, ngành nghiên cứu biển đã được Na Uy trang bị cho con tàu mang tên “Biển Đông”. Chưa biết con tàu đó đã đóng góp gì cho khoa học biển nước nhà, nhưng được biết nó đã nằm bẹp chờ thanh lý trong khi đang có năm dự án mua sắm tàu nghiên cứu mới! Không rõ các bạn Na Uy có biết tin này không, khi con tàu mang tên nhà nghiên cứu Bắc Cực “Dr Fridtjof Nansen” là con tàu giống với tàu Biển Đông, cùng được đóng năm 1976, hiện nay vẫn chạy tốt và liên tục có công trình khoa học!

Chúng ta ai cũng biết qua các thước phim truyền hình quý giá, con tàu già nua đóng năm 1941 Calypso vẫn bền bỉ đóng góp cho nhân loại cho tới khi Cousteau qua đời! Chẳng cứ các nhà khảo cổ cần “nhìn” được dưới đáy nước, cuộc chinh phục biển cả đòi hỏi ngành thuỷ âm phát triển. Ai sẽ giúp cho sáu con tàu ngầm lớp Kilo đọc các mật mã âm thanh dưới nước, ai sẽ cùng viện Hải dương học Nha Trang nghe tiếng nói của các loài cá... nếu không phải là những nhà thuỷ âm và rất nhiều nhà khoa học có liên quan?

Tất cả những vấn đề đó đặt ra cho những nhà lập chiến lược biển một cái nhìn tổng quát nếu không muốn sa vào cái bẫy “là các nhà tiêu thụ công nghệ” thuần tuý, mà các nhà cung cấp trên toàn thế giới lúc nào cũng sẵn sàng nếu ta mở hầu bao. Biển cả thì mênh mông, còn hầu bao ta có hạn. Trong khi đó, những mầm mống phát triển khảo cổ học dưới nước của Việt Nam đã hình thành từ những kinh nghiệm của công ty trục vớt Visal, của các nhà khoa học khảo cổ đã cùng làm việc với nước ngoài qua các dự án như “Cù lao Chàm”, “Bãi cọc Đồng Má Ngựa Bạch Đằng năm 2009” và của chính ngư dân – những người đi biển quả cảm...

ĐỖ THÁI BÌNH

sgtt.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 3473

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

Tìm thấy lịch của người tiền sử?

Tìm thấy lịch của người tiền sử?

  • 21/09/2012 10:16
  • 1824

Việc khai quật hang Ngườm Hẩu (Na Hang, Tuyên Quang) đã thu được những mẫu vật quý phục vụ cho nghiên cứu và khảo cổ.