Chủ Nhật, 22/06/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

15/09/2012 20:35 2273
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Con đường lát đá hoa rộng khoảng 4,5m và được đánh giá là con đường đá cổ đẹp nhất Việt Nam.

Thông tin từ Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, căn cứ vào các tư liệu xưa và theo dân gian kể lại, con đường Hoè Nhai (con đường lát đá hoa) hay còn gọi là đường Hoàng Gia nối liền cửa nam thành với đàn tế Nam Giao ở Đốn Sơn dài khoảng 3km.

Quá trình khai quật, sau khi bóc hai lớp với độ sâu khoảng từ 0,4m – 0,6m, đã làm xuất lộ con đường lát đá hoa và nền sân được lát bằng đá xanh, đá phiến to, phẳng.

Một phần con đường Hoàng Gia nhìn từ trên cổng thành phía Nam

Theo đo đạc và nhận định bước đầu thì con đường lát đá này rộng khoảng 4,5m, nằm cao hơn mặt sân lát đá phiến, đá lớp từ 0,15 – 0,2m. Hai bên rìa mép ngoài của con đường hoàn toàn được kè bó vỉa bởi những viên đá xanh khối lớn, sắp xếp thẳng hàng trùng khít với nhau.

Phía trong hai bên lớp đá kè bó vỉa là những viên đá phiến lớn, nhẵn, đôi chỗ có lẫn những viên đá xanh, đá tảng khối nhỏ được sắp xếp rất ngay ngắn, phẳng tạo thành một mặt bằng rất đẹp.

Viên đá lát dài nhất trên mặt đường (còn nguyên vẹn) có chiều dài 2,7m chiều rộng 0,5m.

Con đường lát đá hoa này hầu như còn nguyên vẹn, nhất là 10m ở phía trước cửa Nam Thành Nhà Hồ.

Theo nhận định của các nhà khảo cổ thì con đường này hiện nay vẫn còn nằm sâu dưới lớp đất đá rải đường mà nhân dân bồi đắp lên làm đường giao thông, đôi chỗ bị mất khi nhân dân địa phương làm công trình. Tuy nhiên vẫn còn nhiều dấu tích con đường cách thành từ 500-700m, và có thể còn xuất lộ nhiều hơn khi quá trình khai quật được mở rộng.

Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ Đường nhấn mạnh, đường Hoè Nhai là một công trình kiến trúc quan trọng trong quần thể di tích Thành Nhà Hồ. Việc khai quật khảo cổ làm xuất lộ một phần kiến trúc di tích con đường thêm một lần nữa khẳng định những giá trị chân xác của những ghi chép lịch sử về một địa danh đã trở thành kinh đô xưa.

Từ những phát hiện trên, các phương án phù hợp sẽ được tính đến để có thể phục dựng lại con đường. Để có cơ sở khoa học làm được điều đó, việc tiếp tục mở rộng khai quật con đường này là một yêu cầu cần thiết.

Tiến sĩ Đỗ Quang Trọng cũng cho biết, hon 600 năm trôi qua kể từ khi nhà Hồ thất bại (1407), ngoài thành đá hùng vĩ mang nhiều giá trị lịch sử và kiến trúc, mang tiêu chí ngoại hạng của một di sản đặc biệt của Thanh Hoá nói riêng và Việt Nam nói chung, vẫn còn đó nhiều di tích kiến trúc và di tích khảo cổ học như: la thành, hào thành, dấu vết nền móng các kiến trúc cung điện, dinh thự bên trong thành nội; nền móng kiến trúc của đàn tế Nam giao,…./.

Ngọc Thành/VOV online

vov.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

Hội thảo khoa học “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”

  • 20/05/2019 14:45
  • 4092

Nhân dịp kỷ niệm này Quốc tế Bảo tàng 18/5/2019, sáng ngày 16 tháng 5 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Những phát hiện mới về khảo cổ học thời Tiền sử tại Thái Nguyên và kinh nghiệm trong việc phát huy giá trị hiện vật khảo cổ học tại bảo tàng”.

Bài viết khác

Cứu cổ vật dưới biển

Cứu cổ vật dưới biển

  • 14/09/2012 08:20
  • 2086

Chiều 13.9, đoàn công tác của Bộ VH-TT-DL tiến hành khảo sát hiện trường nơi con tàu cổ chìm tại vùng biển thuộc thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi).