Là một đô thị cổ có niên đại trên 1500 năm, Datong được biết đến là một đô thị quan trọng trong hệ thống các đô thị giao thương Đông - Tây của Trung Hoa cổ đại. Nằm trong hệ thống bảo tàng cấp quốc gia, để giới thiệu quảng bá hệ thống bề dày các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống đặc sắc của địa phương, bảo tàng Datong Museum đã được thiết kế và xây dựng với giải pháp thiết kế và sử dụng vật liệu đặc sắc, mô phỏng rõ nét hình tượng rồng trong kiến trúc Trung Hoa truyền thống.
Là một đô thị cổ có niên đại trên 1500 năm, Datong được biết đến là một đô thị quan trọng trong hệ thống các đô thị giao thương Đông - Tây của Trung Hoa cổ đại. Nằm trong hệ thống bảo tàng cấp quốc gia, để giới thiệu quảng bá hệ thống bề dày các giá trị văn hóa lịch sử truyền thống đặc sắc của địa phương, bảo tàng Datong Museum đã được thiết kế và xây dựng với giải pháp thiết kế và sử dụng vật liệu đặc sắc, mô phỏng rõ nét hình tượng rồng trong kiến trúc Trung Hoa truyền thống.
Công trình: Bảo tàng Datong Museum
Địa điểm: thành phố Datong, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Thiết kế: Kai Cui Architects
Quy mô: 32821.0 m2
Năm hoàn thành 2014
Sơ đồ cấu trúc tổng thể khối công trình
Phối cảnh công trình trong tổng thể cảnh quan khu vực
Chi tiết mặt đứng chính công trình
Một thiết kế bảo tàng “ hình tượng rồng”
Thành phố Datong, ở tỉnh Sơn Tây, là một đô thị cổ với niên đại từ 1.500 năm trước, đặc biệt đóng một vai trò quan trọng trong triều đại nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1636-1912). Các hồ sơ lịch sử cho thấy có 13 đồn quân sự ở đây trong thời Minh, với khoảng 83.000 binh sĩ và 36.000 con ngựa, những người đã để lại một di sản hào phóng. Thành phố cũng là một trung tâm giao thông kết nối Trung Quốc với Mông Cổ và một trung tâm thương mại Trung - Nga, và thịnh vượng rất nhiều trong nhà Minh và nhà Thanh. Đô thị cũng nổi tiếng với các đồ tạo tác bằng đồng, với hàng chục cửa hàng chế tác đồng dọc theo một con phố duy nhất trong thời nhà Minh.
Không gian sân phía trước với vật liệu đá lát tự nhiên
Bảo tàng có vị trí nằm ở khu vực quận đô thị mới Yudong là một quận trung tâm hành chính và văn hóa mới, nằm bên kia sông - phía đông đối diện với khu vực đô thị cũ. Công trình đóng một vai trò quan trọng trong tạo dựng một quần thể công trình điểm nhấn cho đô thị với quần thể các công trình văn hóa và khu đô thị mới bao gồm: hội trường âm nhạc nằm đối xứng dọc theo trục bắc - nam ở phía đông, khu dân cư đang được quy hoạch ở phía tây; trung tâm hành chính ở phía nam, thư viện và phòng trưng bày nghệ thuật ở phía bắc. Tất cả các tòa nhà văn hóa đặc biệt này tạo dựng diện mạo khu đô thị mới trong tương lai. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ là không gian tâm điểm giới thiệu văn hóa, lịch sử của toàn khu vực đô thị cổ, là nơi tham quan học tập nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu và học sinh địa phương, cũng như du khách.
Công trình bảo tàng với kiến trúc độc đáo được xem là điểm nhấn quan trọng trong trục kết cối cảnh quan đô thị. Bằng việc xây dựng công trình bảo tàng đã đánh dấu sự mở đầu của việc phát triển quận văn hóa mới.
Bảo tàng có thiết kế kiến trúc tổng thể kế thừa nét văn hóa lịch sử lâu đời của thành phố. Hình khối kiến trúc công trình được tạo dựng để truyền tải ý niệm về hình tượng rồng trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Hình ảnh các nếp cuốn cũng truyền tải những mô tả về ý niệm những đặc trưng của địa hình núi và cao nguyên tại địa phương.
Về tổ chức không gian sử dụng, để mô phỏng hình tượng rồng, giải pháp thiết kế sử dụng 02 cấu trúc vòng cung lớn đan xen nhau xung quanh một tâm điểm là khán phòng đa năng như một không gian điểm nhấn có tên gọi - hạt ngọc để tạo nên một tổng thể các khu chức năng đồng bộ.
Chi tiết mặt bằng tầng 1
Chi tiết mặt bằng tầng 2
Sảnh chính với cấu trúc vút cao và hình tượng trang trí chữ tượng hình mô phỏng cấu trúc đầu rồng
Phần sảnh vào công trình, đóng vai trò hình tượng “đầu rồng” với khối vuông nhô lên cao tạo dựng hình ảnh ấn tượng điểm nhấn ban đầu. Các đường vòng cung lớn được thiết kế sử dụng thủ pháp phân đoạn bằng các không gian hành lang - phòng đệm nhỏ để tạo thành các không gian trưng bày chủ đề khác nhau. Các tổ chức này cũng cho phép ánh sáng tự nhiên và cảnh quan hòa trộn “linh hoạt” với các không gian nội thất trưng bày công trình.
Các không gian triển lãm chính bên trong nội thất được tổ hợp hình khối theo giải pháp “Phi tuyến tính” để tạo cảm giác “hang sâu” cho người xem khi đi vào một hang sâu.
Cấu trúc các lối vào ấn tượng theo hình tượng hang động
Khối đuôi công trình kết thúc bằng một cấu trúc kính mạnh mẽ
Phần kết của công trình ở cuối cùng của đường cong được thiết kế với hình thức kiến trúc mạnh mẽ, thể hiện trực tiếp ý niệm về hình ảnh đuôi rồng. Các điểm sảnh chính - đầu rồng và điểm kết thúc - đuôi rồng của công trình cũng được trang trí kết hợp với các chữ tượng hình Trung Hoa cổ đại làm tăng sự mạnh mẽ và ý nghĩa cho công trình.
Các không gian mặt nước bên ngoài khuôn viên công trình
Không gian sân trong mô phỏng tường thành đa với ánh sáng biến đổi ngoạn mục trong ngày
Để mô phỏng hình tượng vảy rồng, về vật liệu, bề mặt mái công trình được bao phủ bởi các phiến đá Granit cong 3 chiều, cùng với tường xây được ốp đá phiến phẳng tạo dựng hình ảnh bức tường Vạn lý trường thành cổ đoạn đi qua khu vực này. Các bề mặt cong và không đồng nhất của công trình tạo nên những cảnh quan ánh sáng rất ngoạn mục cho công trình vào mỗi thời điểm trong ngày bởi tính ngẫu nhiên phản chiếu ánh sáng từ phần chân lên phần mái của công trình.
Hệ thống các không gian phòng nghỉ chân bên trong nội thất công trình
Không gian giải lao cafe bên trong nội thất bảo tàng
Bên cạnh các không gian trưng bày, bảo tàng cũng bao gồm hệ thống các không gian tiện ích đồng bộ như khu hành chính và phụ trợ, khán phòng đa năng 450 chỗ, khu vực thư viện tra cứu thông tin, không gian giải lao và cafe trong nhà.
Các hiện vật trưng bày có niên đại lớn.
Với một nền văn hóa truyền thống có bề dày trên 1500 năm, hệ thống các hiện vật được lựa chọn trưng bày bên trong công trình đều là các bảo vật quý hiếm, có niên đại rất lâu đời, trong hệ thống các bảo vật cổ đại Trung Hoa.
Không gian sảnh chính với các hiện vật trang trí và bích họa độc đáo
Không gian trưng bày hiện vật đồ tạo tác bằng đất nung
Không gian trưng bày hiện vật đồ tạo tác cổ bằng gốm
Hệ thống các phù điêu chạm khắc cổ theo chủ đề phật giáo trưng bày tại bảo tàng
Là một địa phương có phật giáo phát triển với nền nghệ thuật kiến trúc gỗ truyền thống độc đáo, bảo tàng dành một không gian lớn ở lối vào hành lang để phục dựng và trưng bày cấu trúc kiến trúc gỗ nhà ở truyền thống thời kỳ cổ đại. Không gian này tái hiện hình ảnh tuyến phố thương mại cũ với đường phố và làn đường quanh co đan xen nhau, hệ thống các gian hàng đồ thủ công dọc theo các tuyến phố, cùng với đó là mô hình kiến trúc các đền thờ và các công trình tôn giáo, cộng đồng khác. Hình ảnh tái hiện các bức tường thành cũng cung cấp cho du khách một cái nhìn đầy đủ về lịch sử kiến trúc đô thị.
Cấu trúc trưng bày đặc biệt để người xem có cảm giác đang đi vào hang động
Với lịch sử là khu vực quân sự thời nhà Minh, Thanh, bảo tàng cũng dành không gian trưng bày lớn trưng bày 08 khẩu pháo cổ làm bằng đồng và sắt, với nhiều kích cỡ khác nhau, cùng với đó là nhiều khí cụ và hỏa cụ phục vụ cho mục đích quân sự.
Ở các không gian sau cùng là các hiện vật trưng bày tiêu biểu cho các giá trị văn hóa xã hội truyền thống của cư dân với hiện vật những cỗ xe ngựa kéo cổ bằng gỗ được trang trí cầu kỳ tinh xảo đẹp mắt. Cùng với đó là rất nhiều các hiện vật đồ nội thất và đồ trang trí nhà cửa niên đại thời nhà Thanh, các hiện vật trang phục truyền thống thời nhà Minh.
Không gian trưng bày hiện vật đồ tạo tác cổ đại bằng đồng
Là trung tâm giao thương và chế tác các sản phẩm thủ công, đặc biệt là các sản phẩm đúc đồng, bảo tàng dành các phần không gian trưng bày lớn để giới thiệu các sản phẩm thủ công bằng đồng có niên đại trên 1000 năm, các hiện vật gốm men màu thời nhà Minh và Thanh được trang trí cầu kỳ tinh xảo.
Nguyễn Hải Vân