Nằm trong hệ thống Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ, Bảo tàng Bihar được biết đến là bảo tàng lâu đời thứ 3 của Ấn Độ với nhiều hệ thống hiện vật trưng bày đồ sộ và nhiều giá trị về văn hóa lịch sử. Trong năm 2018, Bảo tàng Bihar đã chính thức mở cửa cho công chúng sau một thời gian cải tạo và xây mới một phần. Với thiết kế mới, trên cơ sở kế thừa các giá trị kiến trúc truyền thống, bổ sung các yếu tố hiện đại, bảo tàng đã được đánh giá rất cao như là cầu nối giữa quá khứ lịch sử với tương lai từ chính cấu trúc đa diện công trình.
Nằm trong hệ thống Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ, Bảo tàng Bihar được biết đến là bảo tàng lâu đời thứ 3 của Ấn Độ với nhiều hệ thống hiện vật trưng bày đồ sộ và nhiều giá trị về văn hóa lịch sử. Trong năm 2018, Bảo tàng Bihar đã chính thức mở cửa cho công chúng sau một thời gian cải tạo và xây mới một phần. Với thiết kế mới, trên cơ sở kế thừa các giá trị kiến trúc truyền thống, bổ sung các yếu tố hiện đại, bảo tàng đã được đánh giá rất cao như là cầu nối giữa quá khứ lịch sử với tương lai từ chính cấu trúc đa diện công trình.
Mặt đứng tổng thể công trình
Tổng thể hình khối công trình
Kiến trúc bảo tàng nhấn mạnh yếu tố sinh thái
Nằm trong hệ thống Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ, Bảo tàng Bihar ban đầu là Bảo tàng Patna được thiết kế, hoàn thành xây dựng và mở cửa đón công chúng tham quan lần đầu năm 1917. Ngay từ ban đầu, bảo tàng đã là nơi trưng bày giới thiệu các bộ sưu tập lớn về khảo cổ học, đồ tạo tác về lịch sử phát triển của Ấn Độ.
Khối công trình cũ xây dựng năm 1917
Nhằm mang đến các giá trị sử dụng mới, cũng như tạo nên một công trình bảo tàng ấn tượng, giới thiệu về lịch sử con người Ấn Độ cho rộng rãi công chúng trong và ngoài nước, trên cơ sở hiện trạng công trình ban đầu, các kiến trúc sư của công ty Kiến trúc Maki & Associates đã thiết kế cho Bảo tàng Biha mới một hình khối công trình đầy sức thu hút. Phương án thiết kế được lựa chọn trên cơ sở kết quả cuộc thi thiết kế quốc tế năm 2011. Công trình cũng được chính thức khởi công xây dựng tháng 06/2013 và cơ bản hoàn thành vào tháng 10/2017.
Mặt đứng phía trước công trình
Không gian sân mở rộng phía trước công trình
Hình khối công trình về đêm
Bảo tàng Bihar nằm trên một khu đất rộng 5,6 ha trên đường Bailey gần Tòa án Tối cao Patna (Ấn Độ). Với diện tích xây dựng 25.000 mét vuông, công trình Bảo tàng Bihar mới thực tế là một bổ sung hợp nhất của Bảo tàng Patna 100 tuổi già nua. Sau khi hoàn thành, bên cạnh các chức năng truyền thống là giới thiệu trưng bày hiện vật, bảo tàng còn có các không gian tổ chức sự kiện phục vụ các hoạt động cộng đồng và khu vực nghiên cứu phục vụ công tác đào tạo và giáo dục về lịch sử - văn hóa. Đặc biệt, thiết kế công trình cũng nhấn mạnh sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ bằng việc tổ chức liên hoàn các không gian phía trên với không gian khảo cổ lịch sử đặc sắc tại khu vực tầng hầm.
Tổng thể cảnh quan sân vườn phía trước công trình
Góc nhìn công trình từ trục đường giao thông
Cấu trúc không gian sân trong bên trong công trình
Đặc điểm quan trọng nhất của kiến trúc Bảo tàng Bihar chính là giải pháp thiết kế không chỉ là chuyển đổi một một cấu trúc di sản thành một bảo tàng hiện đại, mà là sự kế thừa giá trị lịch sử để tạo dựng một không gian hiện đại được thiết kế đặc biệt cho nghệ thuật, hiện vật khảo cổ và đồ tạo tác, để mang đến một trải nghiệm hình ảnh độc đáo.
Ý tưởng thiết kế công trình trên quy mô 5,6 ha của thành phố Patna (Ấn Độ) là nơi có cảnh quan thiên nhiên mở rộng nên rất chú trọng tính hòa nhập về cảnh quan và cân bằng sinh thái môi trường. Lấy cảm hứng từ thiên nhiên mở rộng, Fumihiko Maki hình thành Bảo tàng Bihar như một khuôn viên với cảnh quan kết nối theo giải pháp không gian mở, xây dựng với kích thước khiêm tốn nhưng năng động, hài hòa với đất - cảnh quan. Mỗi không gian sử dụng như: không gian sảnh, không gian tổ chức sự kiện, không gian trưng bày bảo tàng, khu vực hành chính văn phòng, không gian vui chơi cho trẻ em, khu vực nghiên cứu giáo dục đều được thiết kế với các mầu sắc đặc trưng giúp khách tham quan dễ dàng nhận biết trong khu phức hợp.
Không gian sảnh chính ấn tượng
Không gian sảnh thông tầng bên trong nội thất công trình
Không gian phòng chiếu phim đa năng
Không gian giải lao, nhà ăn bên trong công trình
Các không gian chức năng sử dụng này được thiết kế tổ chức liên kết với nhau thông qua hệ thống các không gian sân trong và hành lang, đảm bảo tất cả các không gian giữ được kết nối với cảnh quan xung quanh trong khi vẫn được “che chở” và ấm cúng - tiện nghi trong mọi điều kiện thời tiết quanh năm. Mỗi sân đều được thiết kế theo các chủ đề, cấu trúc và ấn tượng không gian độc đáo. Một số sân trong đã được đặt chiến lược để bảo tồn các giống cây quý hiếm trong khu vực.
Chi tiết cấu trúc hành lang cầu kết nối các không gian chức năng bên trong công trình
Không gian sân trong lựa chọn trồng và bảo tồn một số giống cây bản địa quý hiếm
Không gian xanh bên ngoài công trình
Chính các giải pháp thiết kế có sự hiện diện liên tục của môi trường tự nhiên trong khuôn viên bảo tàng tạo ra một trải nghiệm phong phú, độc đáo với mỗi lần du khách ghé thăm, với những cảm xúc đặc biệt và không giống nhau thay đổi theo thời gian và mùa. Đây cũng được xem là giải pháp để khuyến khích khách tham quan quay lại nhiều lần tham quan bảo tàng, tạo nên các hiệu quả giáo dục lâu dài cho trẻ em và du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Không gian trưng bày tràn ngập ánh sáng tự nhiên
Không gian trưng bày đồ lịch sử bên trong công trình
Không gian trưng bày ứng dụng công nghệ và kỹ thuật hiện đại
Phù điêu điêu khắc đất nung trưng bày tại bảo tàng
Cùng với hình khối mạnh mẽ, các hình thức trang trí ngoại thất theo ngôn ngữ nghệ thuật đương đại cũng được sử dụng cho mặt tiền và các không gian tiểu cảnh ngoài trời bên cạnh công trình. Trong đó, nổi bật là việc sử dụng vật liệu thép, một vật liệu bền tạo tính nhận diện cao bởi sự tương phản mạnh về chất cảm với không gian cây xanh xung quanh. Trong lịch sử, thép là vật liệu tượng trưng cho những thành tựu kỹ nghệ luyện kim của Ân Độ trong lịch sử cũng như hiện nay. Cùng với thép, công trình cũng được hoàn thiện mặt tiền bên ngoài với các vật liệu truyền thống như đá, đất nung và các vật liệu hiện đại như kính tạo nên một bảng màu vật liệu hiện đại với những kết nối rõ ràng với quá khứ và tương lai của Bihar.
Chi tiết các vật liệu truyền thống và hiện đại kết hợp hoàn thiện mặt đứng công trình
Các vật liệu hiện đại sử dụng cho hoàn thiện nội thất công trình
Tượng trang trí theo phong cách đương đại tại sân trong khuôn viên công trình
Thiết kế trưng bày hướng đến tính giáo dục lịch sử - văn hóa - xã hội.
Với vai trò là bảo tàng lâu đời thứ 3 tại Ấn Độ, thuộc hệ thống bảo tàng cấp quốc gia, thiết kế trưng bày bảo tàng được tổ chức hướng đến tăng cường tính quảng bá và giáo dục về lịch sử - văn hóa - xã hội cho cộng đồng, khách tham quan trong và ngoài nước đặc biệt là cho giới trẻ. Hiện nay, mỗi ngày bảo tàng đón tiếp từ 300 - 500 lượt khách tham quan ở mọi lứa tuổi và quốc gia, đặc biệt là giới thanh niên và trẻ em.
Đồ tạo tác văn hóa được trưng bày tại bảo tàng
Tượng đồng cổ trưng bày tại bảo tàng
Chi tiết tượng trang trí trong nội thất công trình
Góc tiểu cảnh bên trong nội thất công trình
Trẻ em đến tham quan học tập tại bảo tàng
Khu vực không gian trưng bày dành cho trẻ em của Bảo tàng Bihar được khai trương lần đầu vào năm 2015, nhưng phải đến tháng 09/2017 các phòng trưng bày các đồ tạo tác lịch sử, các vật phẩm văn hóa dân gian và nghệ thuật đương đại mới được chính thức hoàn thiện để mở của cho công chúng. Đặc biệt, không gian trưng bày còn dành riêng một phần diện tích lớn để giới thiệu về Girmitiya (hậu duệ của người lao động Ấn Độ) trên cộng đồng Bihari với các chứng liệu lịch sử đồ sộ và công phu.
Không gian trưng bày kiến trúc nhà ở truyền thống
Khu vực trưng bày nhà ở truyền thống
Không gian trưng bày giới thiệu động thực vật bên trong công trình
Khu vực trưng bày giới thiệu các loài chim
Có ít nhất 25.000 đồ tạo tác được kế thừa tiếp tục trưng bày từ Bảo tàng Patna trước đây. Trong đó đặc sắc nhất phải kể đến các vật phẩm trưng bày đồ tạo tác của nghệ thuật điêu khắc Didarganj Yakshi 2.300 năm tuổi. Các hiện vật cổ như dụng cụ tiền sử và tiền xu từ thời kỳ đầu đến 1764 cũng được tuyển chọn và trưng bày tại bảo tàng.
Không gian trưng bày tượng điêu khắc đá cổ
Hiện vật tượng phật đất nung cổ đại
Thủ tướng Ấn độ tham quan bảo tàng
Trên cơ sở thiết kế bảo tàng, các phương án phương thức trưng bày và thuyết trình giới thiệu cho khách tham quan mới cũng được ứng dụng như sử dụng hệ thống cảm biến chuyển động để tự động bật tắt phần giới thiệu thuyết minh, sử dụng các công nghệ tương tác.
Nguyễn Hải Vân