Thứ Hai, 16/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

18/10/2017 00:00 3060
Điểm: 3/5 (2 đánh giá)
Bảo tàng nhân chủng học quốc gia Mexico (National Museum of Anthropology) tại thủ đô Mexico City (Mexico) - là bảo tàng lớn nhất của Mexico. Trong nhiều năm liên tiếp, bảo tàng luôn đứng trong danh sách bảng xếp hạng các bảo tàng đứng đầu thế giới. Năm 2016, bảo tàng được xếp hạng vị trí thứ 5 trong danh sách của Trip Advisor bởi sự nổi tiếng với các hiện vật khảo cổ học và nhân chủng có niên đại từ thời kỳ tiền Columbus của Mexico, bộ sưu tập của bảo tàng bao gồm: Đá mặt trời và một phòng dành riêng cho nền văn hóa của người Maya. Đây là một trong những bảo tàng khảo cổ phong phú nhất khu vực Mỹ Latin khi sở hữu toàn bộ các phế tích nghệ thuật và các nền văn hóa cổ đại trên toàn cõi Mexico. Khách tham quan có thể phải mất nhiều ngày, thậm chí cả tuần để lang thang trong 36.000m2 của bảo tàng. Bên cạnh đó, với giải pháp kiến trúc hiện đại kết hợp hài hòa với các yếu tố truyền thống khiến các chuyên gia đánh giá đây là nơi kiến trúc tôn vinh lịch sử truyền thống văn hóa Maya của đất nước Mexico.

Bảo tàng nhân chủng học quốc gia Mexico (National Museum of Anthropology) tại thủ đô Mexico City (Mexico) - là bảo tàng lớn nhất của Mexico. Trong nhiều năm liên tiếp, bảo tàng luôn đứng trong danh sách bảng xếp hạng các bảo tàng đứng đầu thế giới. Năm 2016, bảo tàng được xếp hạng vị trí thứ 5 trong danh sách của Trip Advisor bởi sự nổi tiếng với các hiện vật khảo cổ học và nhân chủng có niên đại từ thời kỳ tiền Columbus của Mexico, bộ sưu tập của bảo tàng bao gồm: Đá mặt trời và một phòng dành riêng cho nền văn hóa của người Maya. Đây là một trong những bảo tàng khảo cổ phong phú nhất khu vực Mỹ Latin khi sở hữu toàn bộ các phế tích nghệ thuật và các nền văn hóa cổ đại trên toàn cõi Mexico. Khách tham quan có thể phải mất nhiều ngày, thậm chí cả tuần để lang thang trong 36.000m2 của bảo tàng. Bên cạnh đó, với giải pháp kiến trúc hiện đại kết hợp hài hòa với các yếu tố truyền thống khiến các chuyên gia đánh giá đây là nơi kiến trúc tôn vinh lịch sử truyền thống văn hóa Maya của đất nước Mexico.

Tổng thể không gian công trình.

Mặt đứng công trình về đêm với ánh sáng trang trí.

Năm 2009, Chính phủ Mexico đã lên kế hoạch đầu tư 163 triệu peso (khoảng 13 triệu USD) để nâng cấp cơ sở hạ tầng tại bảo tàng và di tích khảo cổ. Đồng thời, Ủy ban Văn hóa và Nghệ thuật Quốc gia Mexico cũng cho biết, ủy ban này sẽ dùng 12 triệu peso (khoảng 1 triệu USD) để hiện đại hóa Bảo tàng Lịch sử và Nhân chủng học Quốc gia.

Ngôn ngữ kiến trúc hiện đạikết hợp truyền thống bản địa

Bảo tàng nhân chủng học Quốc gia Mexico (National Museum of Anthropology) được thiết kế vào năm 1964 bởi các kiến trúc sư Pedro Ramírez Vázquez, Jorge Campuzano và Rafael Mijares Alcérreca, tòa nhà hoành tráng này được thiết kế với cấu trúc hình chữ U bao quanh một sân trong có hồ nước ở trung tâm rộng lớn theo cấu trúc của một bảo tàng hiện đại,nằm trong công viên Chapultepec Park của thành phố Mexico.

Không gian sân trong với các khối nhà trưng bày bao quanh hình chữ U.

Kiến trúc các khối nhà cánh 2 bên.

Không gian sảnh chính công trình.

Tổng thể công trình tòa nhà bảo tàng được thiết kế như một nhà tưởng niệm lớn, bao gồm các phòng trưng bày bao quanh một khoảng sân và một ao nước lớn rộng 79.700m2 tương đương gần 8ha. Tại đây có tổng cộng 23 phòng trưng bày và một số không gian trưng bày ngoài trời với các phòng triển lãm xung quanh sân. Thiết kế đậm chất truyền thống Mỹ cho phép bố trí các phòng nghỉ được bao quanh bởi những khu vườn rộng lớn và nhiều trong số đó là các khu vườn tượng có các hiện vật trưng bày ngoài trời. Sân này được lấy cảm hứng từ kiến trúc của tòa nhà Nunnery ở Uxmal. Hồ bơi trong khu vực sân ngoài mái nhà có trồng hoa sen và sậy (một loài cây bản địa); bên cạnh đó là cấu trúc tượng kim loại tạo hình độc đáo che phủ cho một chiếc đồng hồ mặt trời trumpets qua các giờ. Cách quy hoạch thiết kế các khu vườn tạo ra những khoảng không gian đệm có giá trị, tạo nên quang cảnh thiên nhiên gần gũi giữa nội thất với thiên nhiên xung quanh.

Tượng trang trí bên ngoài công trình.

Hồ nước trung tâm với tượng trang trí và cây sậy, sen trồng theo truyền thống.

Chi tiết hệ sinh thái cây xanh trang trí trong khu vực hồ nước trung tâm.

Chi chiết bệ đá ngồi ngoài trời.

Không gian tiền sảnh có cấu trúc hình vuông được làm bằng đá cẩm thạch trắng từ Santo Tomás, Puebla - một lời nhắc nhở về việc sử dụng đá chung trong các tòa nhà hoành tráng của các nền văn hoá thời kỳ tiền Tây Ban Nha của Mexico.Tuy có hình khối vuông vức hiện đại nhưng kiến trúc mặt tiền sảnh chính sử dụng ngôn ngữ kiến trúc bản địa Mexico, với phù điêu trang trí hình ảnh một con đại bàng treo trên một cây xương rồng đang nuốt một con rắn - một biểu tượng của nguồn gốc thời kỳ Tiền Tây Ban Nha trước đây. Thiết kế các cửa sổ lớn là giải pháp chính để ánh sáng tự nhiên có thể chiếu sáng vào từng không gian phòng trưng bày.

Không gian sảnh rộng bên dưới mái che.

Chi tiết trang trí trên mặt tiền không gian sảnh chính.

Chi tiết lam chắn nắng thiết kế hình tượng rắn.

Kiến trúc các khối nhà trưng bày bao quanh một không gian sân trung tâm. Kiến trúc các dãy nhà với hệ lam chắn nắng bằng vật liệu nhôm trang trí trên tầng cao thiết kế bởi kiến trúc sưu Manuel Felguérez gợi lên hình ảnh rắn thần ở các tòa nhà phong cách thổ dân bản địa.

Không gian hành lang với nội thất tràn ngập ánh sáng.

Góc nhìn ra sân trong từ khối nhà chính.

Quang cảnh nhìn từ nội thất phòng trưng bày.

Không gian nghỉ và giải lao.

Đặc biệt cấu trúc mái ô với hình dạng của một kim tự tháp ngược, được hỗ trợ bởi 1 cấu trúc cột trung tâm duy nhất độc đáo. Cấu trúc này đồng thời cũng là một đài phun nước. Tác phẩm điểu khắc trạm trổ trên cột đồng được sáng tạo bởi José và Tomás Chávez Morado. Cấu trúc này mô phỏng hình ảnh đại diện cho cây thần thoại quan trọng đối với người da đỏ gốc Hispanic với biểu tượng tượng trưng cho con đại bàng và thần jaguar biểu trưng cho các yếu tố đối lập của vũ trụ.

Cấu trúc mái sảnh với hình ảnh cái ô.

Chi tiết nước phun với cột trạm trổ hoa văn trang trí truyền thống bản địa.

Hệ thống hiện vật trưng bày ấn tượng.

Tại Bảo tàng quốc gia Nhân chủng học Quốc Gia Mexico có rất nhiều cổ vật của các tộc người và các nền văn hóa khai quật được trên đất nước Mexico và một số nước Trung Mỹ khác.Bảo tàng này đang lưu trữ và trưng bày một sưu tập đồ sộ các hiện vật khảo cổ học và nhân chủng học xuyên suốt lịch sử Mexico. Nơi đây được ví như sự tổng hợp các thành tựu chính trị, khoa học cũng như hệ tư tưởng của Mexico.

Sử dụng ánh sáng tự nhiên trong trưng bày bảo tàng.

Chi tiết trưng bày ngai vàng của vua Maya cổ đại.

Khu trưng bày hiện vật tượng lớn.

Các hiện vật bằng đá trưng bày tại sảnh chính.

Ấn tượng khá sâu sắc và mạnh mẽlà gian phòng trưng bày về văn hóa của người Aztec. Là bộ tộc theo tín ngưỡng đa thần giáo, người Aztec thờ nhiều mẫu tượng được cho là các vị thần mưa, gió, mùa màng, mặt trời, mặt trăng.... Rất nhiều câu chuyện về văn hóa Maya được giới thiệu cho khách tham quan thông qua các hiện vật trưng bày đặc biệt là tục hiến tế rùng rợn. Với hiện vật bệ đá, bên trên có hình dáng như một cái chậu tròn mà các bằng chứng có được chứng minh rằng đấy là tảng đá thiêng dùng để đặt người được hiến tế cho các thần linh của người Aztec. Đối tượng người được chọn hiến tế cũng khá đa dạng, bên cạnh phụ nữ, trẻ em thì còn có cả các võ sĩ, các vận động viên ưu tú chiến thắng trong các cuộc thi tài. Trong văn hóa của người Aztec, người dân xem những cái chết dùng cho việc hiến tế là vinh quang. Các vận động viên, võ sĩ sẽ chiến đấu, thi trổ tài năng hết mức để được chiến thắng. Và phần thưởng cho chiến thắng đầy tự hào đó là... cái chết!

Khu trưng bày bàn hiến tế có trang trí hoa văn trạm trổ tinh xảo.

Chi tiết trưng bày hiện vật bệ thờ.

Chi tiết bệ tượng có lỗ đặt tim người hiến sinh trong lễ hội hiến tế truyền thống.

Người chiến thắng ấy sẽ được chọn nằm lên bệ đá để có người đến mổ ngực lấy quả tim. Trái tim thấm máu còn nóng hổi ấy sẽ được đặt lên chậu đá tròn, khi nó ngừng đập hẳn sẽ được đốt trên lửa để dâng cho thần linh. Theo một số học giả nghiên cứu về văn hóa Aztec, có người cho rằng trong lịch sử đã từng có những đợt hiến tế với quy mô lớn diễn ra vào khoảng cuối thế kỷ thứ 15. Khi đó, các cư dân Aztec nhìn thấy hiện tượng nhật thực, họ vô cùng hoảng sợ vì cho rằng thần mặt trời đã mất đi gần hết nguồn sinh lực, sự sống của loài người đang bị đe dọa. Để cứu vãn điều này, trong vòng khoảng 4 ngày, họ đã tiến hành hiến tế hơn 80.000 người. Một con số vẫn còn đang tranh cãi về mức độ chính xác cũng như sự tàn khốc.

Chi tiết hiện vật tượng thờ kích thước lớn.

Chi tiết các tượng đá trưng bày.

Bên cạnh đó, trong nhiều năm, Bảo tàng Nhân chủng học quốc gia Mexico là đơn vị và địa điểm tổ chức các sự kiện trưng bày bảo tàng tầm cỡ quốc tế. Gần đây, bảo tàng đã tổ chức một cuộc trưng bày nhằm giới thiệu đến công chúng về nền văn hóa ở khu vực Mesoamerica cổ xưa. Cuộc trưng bày thực sự đã đem đến cho người xem sẽ có một cái nhìn rõ nét hơn về cuộc sống của những người châu Mỹ cổ đại.

Không gian trưng bày mô hình các công trình kiến trúc truyền thống Maya cổ đại.

Không gian trưng bày tái hiện kiến trúc mặt tiền công trình đền thờ cổ.

Hiện vật trưng bày phù điêu trang trí.

Trưng bày đã giúp người xem có một cái nhìn độc đáo về các thành phố cổ có niên đại từ năm 400 trước Công nguyên đến năm 1520 sau Công nguyên thông qua 411 cổ vật được trưng bày với chủ đề “Sáu thành phố cổ của khu vực Mesoamerica. Xã hội và môi trường”. Từ những cổ vật này, có thể thấy 6 thành phố Monte Alban, Palenque, El Tajin, Teotihuacan, Tenochtitlan và Tlatelolco của Mexico cổ xưa được xây dựng theo phong cách riêng độc đáo để thích ứng với từng môi trường khác nhau. Các thành phố có tổng số cư dân lên đến 170.000 người trong thời kì phồn thịnh. Những di vật từ ba công trình kiến trúc thời kỳ tiền văn hóa Lintels của Tây Ban Nha được khai quật tại thành phố cổ Tlatelolco trước đây cũng được trưng bày. Chúng đã tồn tại cách đây từ 500 đến 800 năm.

Nguyễn Thị Hải Vân

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài viết khác

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Utah Khi kiến trúc xóa nhòa ranh giới với tự nhiên

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Utah Khi kiến trúc xóa nhòa ranh giới với tự nhiên

  • 27/09/2017 00:00
  • 2787

Thiết kế Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah mới khánh thành thể hiện sứ mệnh thắp sáng thế giới tự nhiên thông qua truyền tải các thông điệp về lịch sử và trải nghiệm văn hoá lẫn nhau bởi cách tạo dựng một môi trường tương tác có sự tham gia của con người vào không gian và thời gian của hiện tại, quá khứ và tương lai. Nằm trong hệ thống các bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Hoa Kỳ, với ngôn ngữ thiết kế định vị theo hình ảnh thực và tính biểu trưng của thiên nhiên,công trình Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia Utah được đánh giá là một trong những công trình bảo tàng ấn tượng, có giá trị cả về kiến trúc lẫn khoa học bởi hệ thống hiện vật trưng bày phong phú ấn tượng, góp phần tham gia cung cấp kiến thức về lịch sử xã hội - tự nhiên cho các thế hệ trẻ, điểm khởi đầu cho các phát kiến khoa học lịch sử - tự nhiên trong tương lai.