Chủ Nhật, 15/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

09/01/2012 10:19 3196
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
"Rồng - trên cổ vật" là chuyên đề trưng bày đầu tiên mà Bảo tàng Lịch sử Quốc gia giới thiệu tới công chúng trong năm 2012. Dịp này, rồng cũng sẽ trở thành là linh vật đầu tiên "xông đất" cho bảo tàng trong năm Nhâm Thìn.

Chuyên đề "Rồng- trên cổ vật" sẽ ra mắt công chúng ngày 12/1/2012. Mọi công tác chuẩn bị đang trong giai đoạn hoàn tất để đảm bảo cao điểm trưng bày vào đúng dịp vui xuân đón Tết của nhân dân cả nước.

Chuyên đề trưng bày lần này cũng là dịp để chúng ta nhìn lại những chặng đường dài, từ “thưở sơ khai của loài rồng” trên đất Việt khi những hình dung đầu tiên về loài rồng xuất hiện trên những vật dụng của thế kỷ I tới đầu thế kỷ XX. Theo tiến trình phát triển của lịch sử của dân tộc và những đổi thay trong tư duy, văn hoá, hình tượng rồng cũng có sự biến hoá.

Rồng thời Lê (thế kỷ XV) thay đổi hẳn. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài như rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn, chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến. Rồng thời Trịnh - Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi. Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ...

Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hy vọng có thể mang tới công chúng những góc nhìn đa dạng, mang tính chất lịch sử về chủ đề rồng. Từ những hiện vật cụ thể và câu chuyện quanh chúng, khách tham quan có cơ hội khám phá giá trị văn hoá mà cha ông gửi gắm thông qua linh vật huyền thoại này.

Phòng trưng bày “Rồng - trên cổ vật” gồm những hiện vật được trưng bày theo các niên đại sau:

1. Văn hoá Đông Sơn và thời kỳ thế kỷ I – X

2. Thời Lý – Trần

3. Thời Lê – Mạc, Lê Trung Hưng

4. Thời Nguyễn

5. Văn hoá Chămpa

Hình ảnh một số hiện vật trưng bày:

Mai Châm

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4226

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Trưng bày chuyên đề Cổ ngọc Việt Nam

Trưng bày chuyên đề Cổ ngọc Việt Nam

  • 21/07/2011 09:08
  • 6031

Từ khoảng 7000 năm nay, ngọc đã được con người biết đến và quý trọng. Người Ai Cập cổ đại quan niệm, ngọc là những giọt máu của rồng. Người Trung Quốc coi ngọc là vật đứng đầu trong “tứ đại quý”. Chính vì sự hiếm quý đặc biệt đó mà ngay từ thời cổ đại, ngọc đã trở thành biểu tượng của quyền lực, giàu sang, vẻ đẹp và sự cao quý. Với ưu thế về độ cứng song lại rất dẻo, muôn sắc màu đẹp rực rỡ và huyền ảo, ngọc trở thành vật liệu lý tưởng làm đồ trang sức, công cụ, vũ khí trong thời tiền - sơ sử.