Chủ Nhật, 15/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

21/07/2011 09:08 1 6030
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Từ khoảng 7000 năm nay, ngọc đã được con người biết đến và quý trọng. Người Ai Cập cổ đại quan niệm, ngọc là những giọt máu của rồng. Người Trung Quốc coi ngọc là vật đứng đầu trong “tứ đại quý”. Chính vì sự hiếm quý đặc biệt đó mà ngay từ thời cổ đại, ngọc đã trở thành biểu tượng của quyền lực, giàu sang, vẻ đẹp và sự cao quý. Với ưu thế về độ cứng song lại rất dẻo, muôn sắc màu đẹp rực rỡ và huyền ảo, ngọc trở thành vật liệu lý tưởng làm đồ trang sức, công cụ, vũ khí trong thời tiền - sơ sử.

Các triều đại phong kiến, ngọc được dùng để chạm khảm lên vương miện, quyền trượng, ấn kiếm, yên ngựa... và nhiều loại đồ ngự dụng, trang sức của vua và hoàng tộc. Không chỉ quý hiếm, ngọc còn được nhiều người tôn sùng vì những tác dụng và ý nghĩa thần bí. Người xưa tin rằng, ngọc có những tính năng siêu phàm như trị bệnh, giúp cho trường sinh bất lão, giữ xác chết mãi mãi nguyên vẹn, mang lại phúc lành... Chính vì bản thân vật liệu đã hết sức hiếm quý nên những hiện vật ngọc đều được chế tác hết sức cẩn thận, tinh mỹ, thể hiện sự tài khéo tột bậc của những người thợ thủ công truyền thống Việt Nam.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều bộ sưu tập hiện vật vô cùng hiếm quý của kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, trong đó có bộ sưu tập cổ ngọc, với số lượng khá lớn, loại hình đa dạng, màu sắc phong phú, có niên đại từ thời tiền - sơ sử cho đến đầu thế kỷ 20. "Cổ ngọc Việt Nam" là một trưng bày chuyên đề đặc biệt lần đầu tiên được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức. Phòng trưng bày giới thiệu một phần nhỏ trong kho tàng bảo vật vô giá kể trên với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế. Hy vọng trong một tương lai không xa, khi Bảo tàng Quốc gia mới ra đời, những hiện vật quý báu này sẽ có được một không gian xứng đáng trưng bày phục vụ công chúng.

Trưng bày chính thức ra mắt công chúng vào ngày 02 tháng 8 năm 2011, tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Số 1, Tràng Tiền, Hà Nội.

Xin trân trọng kính báo.

Ấn Đại Nam Thiên Tử Chi Tỷ

Ấn Thận Đức thời Nguyễn

Cặp kính có viền bao bằng bạch ngọc-thời Nguyễn

Chậu ngọc xanh-đồ Cung đình Huế

Cối và chày giã trầu, ngọc kim sa và vàng thời Nguyễn

Đài thờ - đồ Cung đình Huế

Đỉnh có nắp-thời Nguyễn

Ban biên tập

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bình luận

Nam03/08/2011 14:25

Trưng bày chuyên đề Cổ ngọc Việt Nam
Đẹp quá. Các nghệ nhân xưa làm ra các sản phẩm quá tuyệt vời.

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4225

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Chuẩn bị mở cửa trưng bày chuyên đề

Chuẩn bị mở cửa trưng bày chuyên đề

  • 18/08/2008 17:40
  • 4535

Cũng như một số nước nông nghiệp trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có truyền thống sản xuất gốm lâu đời. Với một chặng đường tồn tại và phát triển gần một vạn năm, đồ gốm đã gắn bó với người Việt trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội.