Thứ Tư, 18/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

05/02/2024 10:24 719
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Năm 2008, nhân tham dự Hội nghị Khảo cổ học Thế giới (World Archaeology Congress - WAC) lần thứ 6 họp tại Dublin (Ireland), tôi được Gallery Hioco mời dừng chân một tuần ở Paris giúp giám định một sưu tập Đông Sơn rất lớn vừa nhận chuyển giao từ Gallery Phạm ở Paris và Geneva.

1. Gần như thông lệ, các cổ vật ở châu Âu thường có trưng cầu giám định ở các phòng thí nghiệm chuyên ngành như cơ sở pháp lý cho mọi giao dịch dân sự cũng như nhà nước. Một công ty có uy tín trên thế giới là CIRAM (Centre d'Innovation et de Recherche pour l'Analyse et le Marquage - Trung tâm canh tân và nghiên cứu dành cho phân tích và giám định) đã nhận phân tích giám định sưu tập này.

Công việc của tôi độc lập với công việc của CIRAM, tức là dùng các thiết bị quan sát micro và thí nghiệm phản ứng nhiệt hóa trực tiếp để giám định. Sau đó, Gallery kết hợp hai kết quả để đi tới đánh giá của riêng mình. Ở khu vực Đông Nam Á mới có Gallery 333 tại Bangkok có sử dụng CIRAM trong giám định cổ vật của mình. Tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại với những phân tích thú vị của CIRAM với hàng trăm tiêu bản Đông Sơn ở châu Âu.
 
Hình cán thanh kiếm ngắn (bên trái) và ảnh chụp X-quang trước khi lấy mẫu phân tích thành phần định lượng scanning điện tử. Hình chụp X-quang cùng với kiểu lưỡi kiếm khiến tôi ngờ rằng đây là phần lưỡi của một thành kiếm khác gá vào đây khi những người thợ buôn đồ cổ thấy phần lưỡi dao bị hỏng quá nhiều. Chất keo gắn ở phần tiếp giáp không cản quang giúp củng cố giả định đó
Mục "Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất" tuần này, tôi muốn trở lại câu chuyện mà lần trước còn dang dở, đó là việc các thợ cả Đông Sơn đưa cá sấu thay hổ trên cán dao găm Đông Sơn phong cách Làng Vạc. Nhưng vì lần đầu tiên bắt gặp một cán tượng rất độc đáo, đó là tượng hai nữ chủ nhân sinh đôi cưỡi voi trên cán kiếm ngắn gợi nhớ hình tượng Hai Bà Trưng nên không khỏi phát sinh những nghi ngờ cần phải kiểm chứng thêm bằng các phòng thí nghiệm của CIRAM. Thợ cả Đông Sơn và sản phẩm của họ vì thế có dịp được lên "bàn mổ".
 
Trong ảnh, phần thể hiện đôi cá sấu được khoanh tròn để độc giả dễ hình dung
2. Theo cách nghĩ kinh điển thì tượng nâng voi trên cán dao găm Đông Sơn kiểu Làng Vạc mới chỉ thấy rõ hình đôi hổ. Nhưng trong trường hợp "thanh kiếm ngắn" Hioco kể trên, rõ ràng đầu hai thú nâng voi có bộ hàm kéo dài với hàm răng lởm chởm, đôi mắt trố lồi rất giống đầu cá sấu.
Cho đến nay tôi đã kiểm chứng 6 dao găm Đông Sơn có hình đôi hổ/cá sấu nâng voi chở người. Vốn dĩ cá sấu không xa lạ gì trong nghệ thuật Đông Sơn, như tôi đã có hẳn một bài nói về cá sấu và rùa trong các kỳ trước. Nhưng việc thay cá sấu cho hổ lại là câu chuyện đáng bàn đối với thợ cả đúc đồng Đông Sơn. Trong thực tế, hổ cũng là một loài thú thiêng Đông Sơn, nhưng đại diện cho rừng núi (Sơn Tinh), còn cá sấu lại là thú thiêng Đông Sơn đại diện cho sông nước (Thủy Tinh). Sự thay thế các vật thiêng đó cho những hiện vật mang tính thiêng không thể là một cảm hứng sáng tạo tùy tiện được.
 
Hình chụp nằm nghiêng đôi cá sấu kèm theo hình X-quang do CIRAM thực hiện
Trong một bài viết, tôi đã điểm danh 4 con dao mang cùng phong cách "thanh kiếm ngắn" này. Tức là trên lưng có hai nữ chúa sinh đôi trang phục theo phong cách nữ chúa Núi Nưa, ngồi xổm quay về một phía. Voi có hai đầu đối xứng, khác với voi hổ đỡ. Đầu voi có mắt, tai nhọn và đôi ngà dài. Kiểu tai và lối bố cục rất gần với kiểu khuyên tai hai đầu thú trong văn hóa Sa Huỳnh. Tôi sẽ nói kỹ hơn loại tượng hai nữ chúa sinh đôi này trong một bài khác. Ở đây chỉ muốn mô tả đầu con thú đã ngậm vào chân hai con voi này.
 
Dao găm Đông Sơn thể hiện đôi hổ đỡ voi mang bành thuộc sưu tập bảo tàng Barbier – Mueller (Geneva, Thụy Sĩ)
Nhìn tổng thể, con thú có bộ hàm cá sấu đỡ voi ở cán dao này được thể hiện hơi giống đôi cá sấu ở chuôi các rìu chiến Đông Sơn, tức cong như thân tôm. Ở một số tiêu bản khác, phần chân sau và đuôi cá sấu vẫn được thể hiện. Điều thuyết phục nhất rằng đây là đầu cá sấu chính là cách người thợ thể hiện bộ hàm răng và đôi mắt lồi cao. Phần thân cá sấu chỉ có những ngấn vạch ngang.
3. Nhân viết về chủ đề cá sấu trên cán dao găm Đông Sơn liên quan đến hình tượng hai nữ chúa sinh đôi ngồi trên lưng voi tôi muốn kết hợp nói kỹ hơn về cuộc "phẫu thuật" mà các phòng thí nghiệm CIRAM đã dành cho hiện vật này. 
 
 Trang đầu bản báo cáo của CIRAM
Báo cáo gồm hai phần, tùy theo yêu cầu của chủ nhân (Gallery Hioco): Đánh giá thành phần hợp kim bằng scaning điện tử trên mẫu vật lấy từ góc trong của chân voi và chup X-quang. Kết luận chung là hợp kim đồng chuẩn theo đồng thiếc cổ điển (classic) với hàm lượng đồng (Cu) 85 ± 2,7 %, thiếc (Sn) 8,1 ± 1,9 %, chì (Pb) 6,9 ± 1,4 %. Người thực hiện là tiến sĩ Oliver Bobin với một chú thích "c": Kết luận giám định chỉ dựa trên mẫu vật chứ không dùng cho toàn thể hiện vật.
Kết luận này trùng với ý kiến giám định độc lập của tôi về độ tin cậy của phần cán tượng.
Nhưng riêng phần lưỡi không phù hợp với truyền thống Đông Sơn, mặc dầu cũng là một lưỡi kiếm bằng đồng cổ. Bản ảnh chụp X-quang cho thấy phần lưỡi kiếm táp vào chứ không phải đúc liền với cán như những con dao găm khác. Phần này do Hioco không yêu cầu nên CIRAM không thực hiện.
Hình chụp X-quang cùng với kiểu lưỡi kiếm khiến tôi ngờ rằng đây là phần lưỡi của một thành kiếm khác gá vào đây khi những người thợ buôn đồ cổ thấy phần lưỡi dao bị hỏng quá nhiều. Chất keo gắn ở phần tiếp giáp không cản quang giúp củng cố giả định đó.
4. Tôi muốn nhấn mạnh việc nghiên cứu giám định một hiện vật quan trọng thời Đông Sơn cũng như các cổ vật khác bằng ứng dụng các phương pháp khoa học tự nhiên là rất cần thiết, vì không ít hiện vật cổ có giá trị kinh tế cao đã bị làm giả cũng bằng những công nghệ rất tinh vi. Việc chấp nhận một cổ vật quan trọng, có ý nghĩa lịch sử nhưng bị làm giả có thể dẫn đến những kết luận lịch sử khoa học sai lệch. Giới nghiên cứu khảo cổ, lịch sử và bảo tàng luôn nhắc đến sự làm giả động trời đối với một sọ người cổ đã được bảo tàng Anh trưng bày và làm cơ sở cho nhiều nghiên cứu tiến hóa người đã bị bóc trần sau 40 năm nhầm lẫn.
Sau những loạt bài nghiên cứu của tôi, trên thị trường cổ vật đã từng xuất hiện hàng loạt dao găm tượng thú nâng voi chở người được làm giả dưới dạng đồ vớt sông hay đồ đào.
Việc thay cá sấu cho hổ lại là câu chuyện đáng bàn đối với thợ cả đúc đồng Đông Sơn. Trên thực tế, hổ cũng là một loài thú thiêng Đông Sơn, nhưng đại diện cho rừng núi (Sơn Tinh), còn cá sấu lại là thú thiêng Đông Sơn đại diện cho sông nước (Thủy Tinh) - TS Nguyễn Việt. (còn tiếp)

TS NGUYỄN VIỆT

https://thethaovanhoa.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4232

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Người Đông Sơn vẽ, nặn về người Đông Sơn (kỳ 9): Cùng thợ cả đúc đồng phân loại tượng khối Đông Sơn

Người Đông Sơn vẽ, nặn về người Đông Sơn (kỳ 9): Cùng thợ cả đúc đồng phân loại tượng khối Đông Sơn

  • 09/01/2024 09:36
  • 802

Trên diễn đàn khoa học, tượng khối Đông Sơn được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Và tôi bám theo tư duy gắn với kỹ thuật của những thợ Đông Sơn để phân thành 2 loại chính, đó là loại A: Tượng khối được đúc gắn liền với hiện vật và loại B: khối tượng là một phần rời của một hiện vật đồng khác.