Thứ Tư, 18/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

26/05/2023 09:53 1104
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Thoạt đầu, một số nhà khảo cổ cho là đai thắt lưng. Năm 2001, sau khi khảo sát ba cặp đai đầu trong sưu tập Đặng Tiến Sơn (Hà Nội), thấy chỉ khớp với độ cong và chỉ số vòng đầu, tôi đã chính thức thông báo về những "vương miện" Đông Sơn này, gắn chúng với hình ảnh những đai đầu trên các tượng người ở cán dao găm Đông Sơn.

1. Bằng chứng khảo cổ học rõ rệt nhất về đai đầu bằng đồng gắn với chiếc muôi thần thánh dành cho thầy cúng Đông Sơn từng thấy trong mộ thân cây khoét rỗng Phương Nam (Uông Bí, Quảng Ninh). Đó là hai phiến mỏng bằng đồng rộng 6cm, chiều dài cong theo hình đầu người, khoảng 60cm, có lỗ buộc đây và móc đúc liền. Chiếc đai đầu ở Phương Nam gỉ đến mức khó nhận ra hoa văn, nhưng một số tiêu bản cho thấy trên vành đai như chiếc vương miện đó thường có hai hàng băng hoa văn hình chữ S nằm ngang như những lớp sóng, hoặc một dãy hình chữ S nằm ngang biến dạng với đỉnh nhọn hai đầu chữ S.

 
Chiếc đai đầu trong sưu tập CQK (California, Mỹ)
Tiêu bản đai đầu hoàn chỉnh nhất hiện nay thuộc về sưu tập Đông Sơn CQK ở California (Mỹ). Tôi và chủ nhân đều từng đeo trên đầu để chụp ảnh thế vai thầy cúng hay thủ lĩnh Lạc hầu, Lạc tướng thời dựng nước.
Chiếc đai này gồm hai phần rời nhau, rộng bản 4,8cm. Một phần có chốt như một chiếc đinh có móc ở một đầu, đầu kia có hai lỗ để buộc dây đính liền với hai lỗ của nửa phần đai còn lại. Ở đầu kia của nửa đai còn lại đó là một lỗ tròn to đủ để móc đầu đinh của nửa kia. Vòng quanh đai đầu phía ngoài là băng hoa văn một dãy hình chữ S có đỉnh nhọn biến dạng nằm xiên nối đuôi nhau theo chiều nghiêng về phía bên phải. Khi đã buộc và móc hoàn chỉnh chiếc đai vừa khít đầu người, tương ứng với khuôn đai mũ cỡ đầu 56cm.
 
Cách liên kết hai bản đai như vậy tạo ra tư thế hơi lỏng lẻo, dù đội khít đầu. Điều đó cho thấy, chúng chỉ phù hợp với trình diễn nghi lễ thày cúng hơn là một chiếc đai đầu cho chiến binh. Bảo tàng Phạm Huy Thông cũng đang sở hữu môt đai đầu hoa văn tương tự đai đầu CQK, nhưng bản rộng hơn, đo được 7,2cm.
Theo tình hình phát hiện khảo cổ học đến ngày hôm nay thì dạng đai đầu này đã có 8 bộ, 4 bộ trơn, 4 bộ có hoa văn, tất cả đều phát hiện trong các mộ thân cây khoét rỗng vùng đồng bằng Bắc bộ.
Thoạt đầu, năm 1997, khi thấy hai mảnh đai này trong quan tài mộ Kiệt Thượng (Sao Đỏ, Hải Dương), một số nhà khảo cổ cho là đai thắt lưng. Năm 2001, sau khi khảo sát ba cặp đai đầu trong sưu tập Đặng Tiến Sơn (Hà Nội), thấy chỉ khớp với độ cong và chỉ số vòng đầu, tôi đã chính thức thông báo trong Hội nghị Khảo cổ học và trên báo chí về những "vương miện" Đông Sơn này, gắn chúng với hình ảnh những đai đầu trên các tượng người ở cán dao găm Đông Sơn.
 
Đai đầu và băng trang trí hình chữ S nằm đối xứng (sưu tập Đặng Tiến Sơn)
2. Người chết chôn trong mộ thân cây khoét rỗng ở Phương Nam (Uông Bí, Quảng Ninh) có nhiều dữ kiện khảo cổ để nghĩ đến thân phận một shaman vùng.
Khi xem bộ xương còn khá nguyên vẹn lưu tại bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, tôi và tiến sĩ Kaifu ở Bảo tàng Tự nhiên (Tokyo, Nhật Bản) cùng nhận định đó là một sọ nữ khoảng gần 40 tuổi. Ngoài nhĩ bôi hai tay dài và đai đầu, bà còn mang theo trong mộ một đồ đan rất tinh xảo. Chụp phóng đại sợi đan thấy gần với cấu trúc sợi dừa nước. 
 
Thử nghiệm với bộ đồ Shaman thời Đông Sơn: đầu đội đai trán bằng đồng, tay đeo ốp có nhạc chuông cầm linh trượng bằng gỗ hình mái chèo, trên đầu có gắn một vật bằng đồng như hình trăng lưỡi liềm có tượng hai con huơu.
Ở ngôi mộ có hai quan tài thân cây khoét rỗng chứa hài cốt một nam một nữ ở Kiệt Thượng (Sao Đỏ, Hải Dương) chưa rõ đai đầu nằm trong quan tài nào. Xương cốt và đồ tùy táng rất phong phú và nguyên vẹn chứng tỏ thuộc hàng quý tộc thời Âu Lạc/Nam Việt thế kỷ 3 - thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Trong một mộ thân cây khoét rỗng khác ở vùng Phú Xuyên (Hà Nội), đai đầu cũng đi cùng nhĩ bôi có tay cầm dài được cho là gắn với thày cúng. 
3. Hầu hết các tượng người trên cán dao găm Đông Sơn đều được thể hiện đeo đai trán, cả tượng nam lẫn nữ. Theo tài liệu dân tộc học thì đeo đai trán là hiện tượng phổ biến ở rất nhiều dân tộc trên thế giới. Dường như đó là biện pháp vừa để trang điểm vừa để giữ cho mái tóc không làm bận bịu khuôn mặt.
Trong văn hóa Đông Sơn, đai trán trong lễ hội còn giúp để cắm lông chim và lá cây hóa trang hoặc để đính những phiến đồng trang trí trên đỉnh giữa trán. Thông thường, đai trán trên các tượng cán dao găn là một vòng ngăn cách trán và phần đầu tóc bên trên: hoặc tóc hất ngược thả đôi bím sau lưng, hoặc tóc vấn thành vành khăn … và độc đáo nhất là búi thành món cao hình chóp tháp rất quý phái như hàng loạt tượng kiểu nữ chúa Núi Nưa phát hiện ở vùng sông Mã, sông Chu (Thanh Hóa) và thượng nguồn sông Hiếu (Nghệ An).
 
Lưỡi dao găm Đông Sơn loại hình Sông Mã/ Sông Chu nằm dưới đáy sông hai ngàn năm vẫn như mới đúc, thể hiện ở cán hình tượng nữ chúa với đai đầu và mớ tóc bồng hình tháp
Dưới đây là hình một con dao găm vừa mới vớt từ đáy sông Chu hiện trong sưu tập Mai Sĩ Tất Thắng (TP.HCM). Dao găm đồng dài 32 cm có phần cán thể hiện một nữ chúa có kiểu đai đầu và búi tóc hình tháp bồng tiêu biểu cho nữ quý tộc Đông Sơn đương thời. Có lẽ con dao găm này chưa từng chôn dưới đất. Dòng sông Chu, đoạn ảnh hưởng thủy triều, đã tạo ra những vùng nước độ pH trung tính giữ nguyên màu đồng vàng óng như khi mới đúc. Chỉ có dòng chảy hàng ngàn năm đã làm mòn độ sắc nét của hoa văn trên thân áo và mái tóc. Tuy nhiên, các lớp vòng chuỗi hạt trên cổ và các lớp chồng nhau trên đai trán vẫn còn hiển hiện.
Theo đó, vành đai trán nữ chúa thể hiện hai lượt bím đôi chồng lên nhau mà nhiều nhà nghiên cứu "lãng mạn" hay ví von với hình bông lúa (đúng ra là đối xứng kiểu lúa mì mạch ôn đới hơn là lúa nước cận nhiệt đới). Tôi nghĩ trong thực tế có thể đó là băng vải thêu thổ cẩm. Băng trán này loe rộng lên phía trên làm thành phần cuống của củ tỏi với hai vòng đai bên trên trước khi tới búi bồng với chóp nhọn như đỉnh tháp nhà thờ Hồi giáo xứ Ả Rập. Chính ở khoảng đai trán hai tầng này, phía sau xuất hiện một móc treo hình vành khuyên mà nguyên bản trên đó là một chiếc nhạc chuông nhỏ như vẫn thường thấy ở bộ đồ thầy cúng shaman Đông Sơn mà tôi đã kể trong mấy bài trước. Khi có chiếc nhạc chuông này, mỗi khi chủ nhân di chuyển vành đáy nhạc chuông sẽ cọ nhẹ vào phần lưng hơi nhô ra của bức tượng, phát ra âm thanh lanh canh rất thần thánh. Vết mòn nhẹ ở vị trí đó giúp người giám định nhận ra độ chân thật của hiện vật.
 
Hình ảnh chi tiết nữ chúa với đai trán và mớ tóc bồng bên trên.
Trong nhiều bài viết về loại tượng nữ có phong cách trang điểm khá ổn định mang tính chuẩn mực trên cán dao găm như một thanh kiếm ngắn này, tôi đều chú ý đến vành khuyên đeo nhạc chuông (lục lạc) và nghĩ đến chức năng cao quý hơn chỉ là một vũ khí thông thường. Đó có thể là một dạng linh trượng được dùng trong các nghi lễ shaman ở một vùng văn hóa Đông Sơn phía nam, nơi đang còn là vùng trắng chưa phát hiện ra các đai trán bằng đồng, nhưng lại là nơi phân bố tuyệt đối của các dao găm, kiếm ngắn có cán hình nữ chúa đai trán rộng có mớ tóc bồng kiểu đỉnh tháp. 
"Khi xem bộ xương còn khá nguyên vẹn lưu tại bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, tôi và tiến sĩ Kaifu ở Bảo tàng Tự nhiên (Tokyo, Nhật Bản) cùng nhận định đó là một sọ nữ khoảng gần 40 tuổi"
 TS Nguyễn Việt
https://thethaovanhoa.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4232

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Nhạc chuông tâm linh từ hàng ngàn năm trước

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất: Nhạc chuông tâm linh từ hàng ngàn năm trước

  • 15/05/2023 12:19
  • 1061

Kỳ trước, tôi đã kể về hai loại hiện vật dụng trong lễ cúng shaman thời Đông Sơn, đó là chiếc khánh đồng và chiếc cốc có hai tay kéo dài. Kỳ này, tôi muốn nhắc đến loại chuông lớn (trong dân gian gọi chung là chuông voi) và những lục lạc gắn trên các muôi múc đồ cúng trong các nghi lễ Đông Sơn cổ truyền.