Thứ Năm, 12/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

08/09/2021 22:39 1285
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm đại đồn Chí Hòa, quân An Nam theo đường tắt lui về đồn Thị Nghè giáp mặt Sài Gòn, bất chấp súng đạn từ “phòng tuyến chùa” của liên quân.

Tranh khắc đồn Rạch Tra (tức Tây Thới)
Quân An Nam cũng rút lui về miền thượng theo hướng Thuận Kiều, Hóc Môn và Tây Thới (tức Rạch Tra) phía bắc - tây bắc Sài Gòn, tập trung chủ yếu tại đồn Thuận Kiều. Ngày 28.2.1861, Tổng tư lệnh Charner ra lệnh cho binh sĩ tiến lên Thuận Kiều. Chẳng tốn nhiều công sức và thiệt hại không đáng kể, liên quân chiếm trọn hai đồn Thuận Kiều, Rạch Tra và hành quân lên Trảng Bàng (Tây Ninh) ngay trong đêm 3.3.1861. Thuận Kiều là kho lương chính của quân An Nam ở Gia Định, gồm gạo và tiền đồng.
Charner cũng yêu cầu binh lính xóa bỏ các tàn tích của quá khứ, ra lệnh thiêu hủy những đồn lũy cũ của quân An Nam gặp trên đường đi và “thu thập trong vùng tất cả những tài liệu liên quan tới thể chế, tình trạng phòng thủ, sản xuất và phương tiện mậu dịch của họ” (Léopold Pallu, Nam kỳ viễn chinh ký 1861, Thanh Thư dịch, NXB Hồng Đức, 2018, tr.90) để phục vụ cho việc cai trị về sau.
Ngày 10.3.1861, các toán quân viễn chinh trở về Sài Gòn. Charner bố trí quân đồn trú và vũ khí ở các đồn Thuận Kiều, Rạch Tra, Chí Hòa. Pháo binh trở lại đồn chùa Ao, binh đoàn lính thủy đổ bộ đóng quân ở Chợ Lớn, những binh đoàn bộ binh khác đóng tại các chùa bỏ hoang, kéo dài tới tận rạch Thị Nghè. “Những ngôi chùa mộc mạc và tươi vui này gần như nối tiếp liền mạch từ Sài Gòn tới Chợ Lớn, liên kết hai thành phố với nhau” (tr.93), Pallu viết. Như vậy, liên quân rải quân khắp Sài Gòn - Chợ Lớn nhằm đề phòng quân An Nam quay lại tập kích.
Theo chỉ thị của Charner, các công sự ở thành Chí Hòa bị san bằng, trừ một đồn nằm trên đường đi Sài Gòn, quân Pháp đặt tên mới là đồn Testard - theo tên của trung tá hải quân tử trận ngày 25.2.1861. Đồn Testard, đồn Thuận Kiều, đồn Hóc Môn, đồn Tây Thới và đồn Tây Ninh tạo thành một phò̀ng tuyến vững chắc của liên quân.
Trên đường thủy thì Đề đốc Page án ngữ ở sông Đồng Nai, phong tỏa Biên Hòa. Trung tá Bourdais kiểm soát hai con sông Vàm Cỏ, theo dõi kênh Trạm (tức kênh Bảo Định). Bourdais cắm chốt trên sông Vàm Cỏ Tây, và bố trí pháo hạm Alarme trên sông Vàm Cỏ Đông.
Gia Định bấy giờ đã thất thủ, binh lính liên quân trú đóng trong các đồn lũy còn lại, chiếm cả pháo súng và quân nhu. Sau khi chiếm xong Sài Gòn - Gia Định, Phó đô đốc Charner bình định Mỹ Tho, tiếp đến là Biên Hòa ngay trong năm 1861.

Cuộc chiến khốc liệt

 Kể từ cuộc chiến ngày 24 và 25.2.1861, quân viễn chinh trải qua tổng cộng 15 ngày hành quân với 5 cuộc chiến, 12 lần trinh sát dưới trời nắng gắt. Để ủy lạo tinh thần binh sĩ, Charner phát biểu: “Quân ta đã mệt mỏi, sức người có giới hạn, và chiến dịch này không giống bất cứ chiến dịch nào, kể cả với chiến dịch ta đã phát động ở Trung Quốc, nơi khí hậu vắt kiệt sức người” (tr.94-95).
 
 
Charner cũng không thể điều động binh sĩ đang điều trị tại bệnh viện Sài Gò̀n và Chợ Quán ra chiến trường liên tục được. Phát biểu của Charner gián tiếp cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến này, rằng chiến trường Nam kỳ gây hao tổn sức người, sức của của liên quân lớn như thế nào.
Trong trận chiến ngày 25.2, liên quân có 300 binh sĩ bị loại khỏi vòng chiến, 12 người chết tại trận, nửa số thương binh lập tức được đưa về cơ sở tác chiến là đồn chùa Cây Mai để chuyển đến Bệnh viện Chợ Quán điều trị, số còn lại được sơ cứu tại trạm quân y lưu động đặt tại Chí Hòa. Rất nhiều người trong số đó không qua khỏi, cái giá phải trả đối với liên quân là rất đắt. Có khoảng 300 quân An Nam nằm lại trên chiến trường Chí Hòa, Pallu cho biết “… khi chết đi gương mặt họ vẫn giữ một vẻ nhiệt huyết rõ rệt” (tr.77).
Với sự hiện diện của khoảng 8.000 binh sĩ liên quân Pháp - Tây Ban Nha thì trong trận giao chiến ngày 25.2 có khoảng 45.000 - 50.000 người đối đầu nhau trên một khoảng đất ầm ĩ tiếng đại bác tại đại đồn Chí Hòa. Pallu miêu tả: “Súng nổ không ngừng, âm thanh chát chúa của đạn, đôi khi, nhưng rất hiếm hoi vang lên lời nguyền rủa hoặc rên siết vì đau đớn của một người hấp hối, chỉ những điều đó mới chứng thực cho sự va chạm giữa hai ý chí” (tr.72).
Kể từ ngày 16.2.1860, khi chuyển tổng hành dinh về chùa Khải Tường, quân Pháp đã lập nên “phòng tuyến chùa” kéo dài từ Sài Gòn đến Chợ Lớn để đồn trú, phòng thủ và làm cơ sở đẩy lùi quân nhà Nguyễn khỏi tỉnh thành lớn nhất Nam kỳ lục tỉnh là Gia Định. Từ “phòng tuyến chùa”, liên quân trút đạn về phía đại đồn Chí Hòa và đến trận chiến ngày 25.2.1861 giành thắng lợi hoàn toàn.
Từ “phòng tuyến chùa” ban đầu, đến tháng 3.1861, liên quân đã lập nên phòng tuyến quân sự trên bộ dọc con đường thiên lý trải dài đến đất Cao Miên, và một phòng tuyến khác trên sông Đồng Nai và Vàm Cỏ. Nam kỳ dần rơi vào tay người Pháp đặt vua quan nhà Nguyễn vào tình thế buộc phải ngồi vào bàn đàm phán trong thế yếu.
Hòa ước Nhâm Tuất được ký kết ở Trường Thi (Sài Gòn) ngày 5.6.1862, giữa đại diện ba nước, giao ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp là sự khởi đầu cho giai đoạn Nam kỳ thuộc Pháp trong lịch sử kháng Pháp của quân dân Nam kỳ.
 
 
 
 
https://thanhnien.vn/

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4219

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

'Phòng tuyến chùa' có một không hai tại Nam kỳ: Chùa Ao và chùa Kiểng Phước

'Phòng tuyến chùa' có một không hai tại Nam kỳ: Chùa Ao và chùa Kiểng Phước

  • 07/09/2021 00:08
  • 1229

Bản đồ Sài Gòn và khu vực đồn Chí Hòa trong cuộc tấn công ngày 24 và 25.2.1861 cho thấy, trong bốn ngôi chùa thì Kiểng Phước nằm xa đường thiên lý Sài Gòn - Mỹ Tho hơn những chùa khác, và nằm sát với đường hầm của quân An Nam.