Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.
Sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha chiếm được Sài Gòn - Chợ Lớn thì có 4 ngôi chùa được trưng dụng làm đồn quân sự và trang bị vũ khí hạng nặng, lập nên một phòng tuyến kiên cố mà giới sử học gọi là 'phòng tuyến chùa'. Chùa Cây Mai, chùa Kiểng Phước, chùa Ao và chùa Khải Tường trở thành 'phòng tuyến' có một không hai tại Nam kỳ ngày ấy...