Thứ Bảy, 18/01/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

14/06/2021 10:11 1731
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Đầu năm 2018, trong khi mở rộng phía sau khu nhà điều hành trạm khai thác và chế biến Nhà máy Apatit Lào Cai Tân Vinh, máy ủi làm vỡ xuất lộ một hiện vật đồng bên trong văng ra một vài hiện vật đồng Đông Sơn như rìu, giáo. Ngay lập tức Bảo tàng tỉnh Lào Cai đã cử cán bộ về khảo sát và giữ nguyên hiện trạng cho đến khi chúng tôi cùng nhau có mặt.

Đây là một ngôi mộ thời Đông Sơn, dùng một chiếc nồi đồng dạng trống đặt ngửa, bên trong còn hài cốt người. Quan sát địa tầng chưa thấy dấu hiệu gì liên quan, như gạch hay than tro, cũi gỗ. Rất có thể là cũi gỗ đã bị tiêu hủy do đất đồi có độ pH cao.

Mộ cải táng vào nồi đồng

Dựa vào vị trí dấu in hiện vật đồng, có thể thấy đáy mộ nằm cách bề mặt hiện tại khoảng 150cm. Mộ đặt trong một khu đồi thấp, bên cạnh một khe nước nhỏ. Chúng tôi đã phối hợp với nhà máy mở rộng diện tích san gạt với sự quan sát của cán bộ chuyên môn bảo tàng Lào Cai. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thấy thêm hiện tượng gì khác.

 

Phác họa mặt cắt nồi đồng và xương cốt người cùng vật tùy táng

Như đã nói, trong điều kiện quan sát trực tiếp, chúng tôi không nhận ra biên mộ. Nhờ phát hiện xương cốt người bên trong đồ đựng dáng nồi trống bằng đồng giúp khẳng định đây là mộ cải táng với những lý do sau đây: Thứ nhất, xương hông chứng tỏ đây là một cá thể trưởng thành. Không thể hình dung việc đặt một xác người trưởng thành vào một chiếc nồi có kích thước như vậy (cao 61cm, rộng miệng 53cm). Thứ hai, không thấy đủ vị trí giải phẫu cũng như đầy đủ các phần xương thân.

Có 4 chiếc rìu đồng dạng lưỡi xéo cong và xòe cân thân hình chữ nhật gài xung quanh thành và đáy nồi. Bản thân chiếc nồi đã vỡ, nhưng dễ dàng phục dựng lại được cho thấy nồi dạng trống 4 tai quai, đáy phẳng rất điển hình thường thấy ở Bắc Việt Nam và ở Vân Nam, Qúy Châu (Trung Quốc).

 

Cán bộ Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á đang xử lý mộ nồi trong kho Bảo tàng Lào Cai

Bộ xương còn phần chi dưới và hông nằm ở sát đáy nồi ôm lấy phần sọ bị vỡ do máy ủi. Xương bả vai và một phần chi trên còn thấy hình thù, còn lại tất cả xương cốt ở tình trạng rất mủn nát. Phần nắp đậy không còn, có thể dự đoán là gỗ.

Dấu vết của các thủ lĩnh thời An Dương Vương

Khu vực đồi gò dọc sông Hồng chảy qua vùng Cam Đường - Lào Cai đã phát hiện được khá nhiều mộ táng quý tộc Đông Sơn quan trọng. Chiếc mộ cải táng dùng nồi trống làm quan tài này nằm trong bối cảnh chung đó.

 

Hiện trường phát hiện mộ Đông Sơn ở Lào Cai

Điều cần thảo luận ở đây là tính trọng điểm khá đặc biệt của khu vực và đặc trưng Đông Sơn Tây Âu thể hiện qua bộ đồ đồng đã phát hiện. Chúng tôi đã 1 lần thông báo về tính chất Tây Âu của trống Đông Sơn và một ngôi mộ giàu có ở Bắc Cường (Lào Cai).

Kiểu dáng chiếc nồi trống dùng chứa hài cốt và tùy táng ở đây cùng loại với những khu mộ “Tây Âu” ở Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây bên Trung Quốc. Ở Việt Nam, loại nồi kiểu này cũng đã từng thấy trong mộ thân cây khoét rỗng ở Đồng bằng Bắc Bộ và rải rác ở các khu mộ Đông Sơn vùng bán sơn địa Thanh Nghệ.

 

Đuôi thuyền độc mộc thời Đông Sơn có niên đại C14 ở thế kỷ IV TCN

Rìu xéo đồng lưỡi cong tròn cũng đã thấy ở Miếu Môn (Hà Nội) và tập trung nhất ở Vĩnh Lộc, Thọ Xuân (Thanh Hóa), Nghĩa Đàn (Nghệ An) vào tận Bãi Cõi (Hà Tĩnh). Theo chúng tôi, đó là vệt “Nam tiến” của các thủ lĩnh Âu Lạc mà người đứng đầu huyền thoại là “Thục Vương tử” An Dương Vương (Xem Mầm Âu Lạc trong nhà nước Chăm Pa sớm trong Kỷ yếu Hội nghị “100 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Sa Huỳnh” tại Quảng Ngãi và trong Hà Nội thời Tiền Thăng Long - NXB Hà Nội).

Sự tập trung đồ đồng Đông Sơn quý tộc mang đậm phong cách Tây Âu ở thượng lưu sông Hồng, đoạn từ Lào Cai qua Yên Bái đến Ngã ba Hạc Trì cho thấy đây là vùng trọng điểm của các thủ lĩnh Tây Âu mà sau này rơi rớt lại là phân bố của bộ Tây Vu khổng lồ khiến Mã Viện phải xin Hoàng đế nhà Hán chia ra thành 3 huyện để dễ bề cai quản: Đó là Tây Vu, Phong Châu và Vọng Hải.

 Nguyễn Việt, Hoàng Thị Thùy Linh, Phạm Văn Cường

https://thethaovanhoa.vn/

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4588

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Hé lộ từ quả cân đồng trong con tàu đắm Bình Châu

Hé lộ từ quả cân đồng trong con tàu đắm Bình Châu

  • 31/05/2021 10:40
  • 1559

Trong cuộc khai quật tàu đắm thế kỷ 13-14 ở Bình Châu (Quảng Ngãi), ngoài số đồ gốm chủ yếu là hàng hóa con tàu chuyên chở đi buôn bán còn một số ít đồ do thương lái và các thuyền viên mang theo phục vụ cuộc sống đi lại và buôn bán, như đĩa chén, tiền đồng, gương đồng, nồi đồng… đặc biệt có một quả cân đồng. Hiện vật này có minh văn đúc và khắc ở trên thân, vì thế, cùng với kiểu dáng đặc thù, minh văn cũng góp thêm tư liệu soi sáng về chủ nhân và niên đại chuyến hàng mang theo tàu.