Thứ Tư, 18/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

04/03/2019 20:31 3955
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Thố (hay bình hình lẵng hoa) là loại hình di vật đặc biệt trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên. Thố có dáng hình trụ tròn, loe xiên từ phần đáy lên phần miệng. Mép miệng bẻ khum vào trong hoặc cắt vát hơi xiên.

 Một số thố trên phần thân gần miệng có tai (những chiếc tai bên ngoài thành miệng thường bị bong ra, trên nồi miệng loe đáy tròn mép miệng dày thường bị bong phần mép miệng đắp thêm). Quan sát những vết bong thấy rõ ràng người thợ gốm đã tạo phần thân, chân đế, tai… riêng sau đó mới gắn các bộ phận với nhau. Đối với những chân đế hoặc những chiếc tai trên đồ gốm trước khi gắn chân đế hoặc tai người thợ phải cạo bớt đất hoặc khía đất thành rãnh nhỏ và thấm thêm nước trước khi gắn chắp vào hiện vật) và trên tai có lỗ khoan tròn. Chân đế gồm các kiểu thẳng, loe choãi hoặc hơi khum. Hoa văn trang trí theo chiều dọc thân hiện vật.

Trong các di chỉ Phùng Nguyên, Lũng Hòa, Gò Hội, Xóm Rền... phát hiện được một số thố có thể phục nguyên dáng. 

 Chiếc thố phát hiện trong đợt khái quật lần thứ hai di chỉ Xóm Rền là một tiêu bản đẹp, chất liệu mịn màu đỏ sẫm. Miệng loe, mép miệng vuốt gần nhọn, ngoài có gờ mỏng cách mép miệng 0,7cm. Từ mép miệng ở khoảng cách 2,4cm có hai lỗ tròn (đường kính 0,8cm), song song, đối xứng nhau, có quai nhưng đã bị vỡ chỉ còn lại dấu vết đắp thêm quai vào. Thân trang trí hoa văn hai hàng chữ S ngả đều đặn, theo chiều dọc thân, song song nhau chạy vòng quanh thân
 

Thố phát hiện trong đợt khai quật Xóm Rền lần thứ ba có phần miệng loe thẳng, chân đế choãi. Phần gần mép miệng và chân đế có các đường gờ nổi. Hoa văn khắc vạch chấm dải hình tam giác đối xứng trang trí theo băng ngang.

 
Thố phát hiện trong đợt khai quật Xóm Rền lần thứ tư  miệng loe khum, có quai ngang, chân đế choãi, có một gờ nổi gần mép miệng. Từ gờ nổi xuống đáy là các băng khắc vạch in chấm, chữ C và in chấm theo từng ô  dọc thân. Chân đế không trang trí hoa văn
 
Những chiếc thố Lũng Hòa có dạng hình trụ, miệng loe, đáy bằng, chân đế choãi, một số ít trang trí hoa văn khắc vạch, còn lại hầu như không trang trí hoa văn
 

Thố là loại hình di vật phát hiện khá nhiều trong các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên. Bên cạnh những nét tương đồng, loại hình di vật này trong các di chỉ cũng có sự khác biệt. Thố di chỉ Xóm Rền có chất liệu mịn hơn thố các di chỉ Lũng Hòa, Phùng Nguyên. Hình dạng thố di chỉ Xóm Rền tròn đẹp, có dạng loe thẳng từ đáy đến gần mép miệng bẻ cong khum vào trong. Trong khi đó thố các di chỉ Lũng Hòa, Phùng Nguyên đường nét thô hơn, thường là loe hơi cong, thân và chân thường phân thành hai phần rõ rệt. Hoa văn trên thố di chỉ Xóm Rền phong phú, đa dạng và đẹp mắt còn hoa văn trên thố các di chỉ Lũng Hòa, Phùng Nguyên không có hoặc có rất ít và đơn giản. 

TS. Bùi Thị Thu Phương 
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4232

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Về những cây đèn đồng hậu Đông Sơn

Về những cây đèn đồng hậu Đông Sơn

  • 26/02/2019 15:50
  • 5062

Đầu thế kỷ trước, nhà khảo cổ học Thụy Điển O.Janse phát hiện ra cây đèn đồng hình người ở Thanh Hóa vào năm 1935, rồi sau đó 24 năm, ông cho ra mắt cuốn bút ký khảo cổ học nổi danh: Bí mật cây đèn hình người, đã đưa ông và tác phẩm nghệ thuật này có mặt trong hầu hết các văn liệu khảo cổ học về văn hóa Đông Sơn.