Thứ Năm, 12/06/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

15/08/2016 00:00 2063
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Là một quần đảo nằm ở phía Đông của Châu Á, Nhật Bản là quốc gia có lịch sử văn hóa lâu đời và có nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, mối quan hệ giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế… Vì thế, tìm hiểu về lịch sử văn hóa Nhật Bản là một yêu cầu cần thiết.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện đang lưu giữ sưu tập hiện vật Nhật Bản bằng chất liệu hữu cơ với số lượng khoảng 72 hiện vật. Qua các tài liệu ghi chép trong hồ sơ lưu trữ, có thể thấy những hiện vật này được Bảo tàng Louis Finot sưu tầm và trao đổi với Bảo tàng Hoàng gia Nhật Bản, phần lớn vào hai thời đại Giang Hộ (Edo) 1603 - 1868 và Minh Trị (Meiji) 1868 - 1912.

Về tổng thể sưu tập có 72 hiện vật gồm các chất liệu và loại hình sau:

- 51 hiện vật gỗ: tượng, khay, mặt nạ, ống sáo đựng trong hộp, vật dùng trong nghi lễ thờ cúng, hộp đựng đồ mài mực, hòm, ấm kim loại trong mô hình nhà bằng gỗ, bàn trang điểm, cặp lồng, chuỗi hạt, chậu, trâm cài, hộp, lược, đĩa, bao dao.

- 17 hiện vật giấy: tranh thiếu nữ, phong cảnh.

- 03 hiện vật lụa: tranh phong cảnh.

- 01 hiện vật ngà: tượng.

Sau đây là những đặc điểm chính của các hiện vật trong sưu tập: 03 Hộp gỗ sơn mài, kích thước: 22,5cm x 20,5cm x 4cm. Hộp vẽ nổi bằng vàng hình hoa lá, cây cỏ, nhà cửa, chim muông.

Quạt chiến (Gumbai) gỗ, kích thước: dài 48cm. Quạt có hình dáng giống con bướm có hộp đựng hình chiếc đàn guita.

Chậu gỗ sơn mài, kích thước: 15cm x 25,5cm. Chậu có hai tai, đế, thành chậu trang trí cành mai và cành trúc.

Ống sáo để trong hộp chữ nhật gỗ sơn mài, kích thước: 50cm. Ống sáo làm bằng 16 ống trúc có độ dài khác nhau, có cùng chung một bầu, trang trí hình con công và được đựng trong bao gấm thêu.

04 Chén uống rượu saké gỗ sơn mài, kích thước: từ 8,5cm đến 10,5cm. Chén có hình giống cái đĩa màu đỏ, trang trí phong cảnh hồ Biwa, phong cảnh hồ và núi Mikami, thiên nga, cây thông và cây mai.

Lược gỗ sơn mài, kích thước: 10cm. Lược trang trí hình thiên nga đang bay.

Hộp 8 cạnh gỗ sơn mài, kích thước: 3cm x 8cm x 8cm. Hộp trang trí cây cỏ ở trên mặt và xung quanh hộp.

05 Hộp đựng thuốc (Inro) gỗ, kích thước: 5,5cm đến 9,2cm. Hộp có hình dáng dẹt, 03 ngăn, 05 ngăn, trang trí núi, hồ, cây cối và mỗi hộp đều có dây buộc kèm theo 01 vật (tượng Netzuke bằng gỗ quế, tượng em bé Netzuke bằng ngà, viên đá quí màu hồng và 01 tượng đầu dài đang cầm tờ sớ đọc).

Trâm bằng ngà, kích thước: 19cm, có trang trí hình chim và hoa lá ở hai đầu bằng nhũ màu vàng.

03 Khay gỗ hình vuông, kích thước: từ 24,5cm x 21,5cm đến 37cm x 37cm. Khay trang trí khắc chìm hoa văn.

15 Vật bằng gỗ dùng trong nghi lễ thờ cúng của dân tộc Ainu, kích thước từ 30cm đến 36cm, được khắc chạm các họa tiết khác nhau.

Mặt nạ nô (Ko - Omoto) gỗ, kích thước: 21,5; thể hiện khuôn mặt phụ nữ trẻ, quí phái.

Mặt nạ Kyogen (Kentoku) gỗ, kích thước: 19cm; thể hiện khuôn mặt chú hề, mắt tròn xoe, trán có nhiều nếp nhăn.

Mặt nạ phụ nữ gỗ, kích thước: 14cm; mặt nạ sơn trắng, đầu chít khăn giống như hình chiếc lá tỏa xuống 2 bên.

Mặt nạ nô gỗ, kích thước: 20,5cm; thể hiện mặt phụ nữ lắm, hay ghen, đầu có 2 sừng.

Mặt nạ Kyogen (Buaku), kích thước: 21cm; thể hiện người đàn ông lắm điều.

02 Ấm bạc (Thabento) đựng trong mô hình nhà bằng gỗ sơn mài, kích thước: 36,5cm.

Giá 02 tầng gỗ sơn mài, tầng dưới có cánh cửa, kích thước: 26cm, trang trí phong cảnh.

Hộp nhiều ngăn dùng đựng thức ăn, kích thước: 30cm, trang trí người và phong cảnh.

Hòm gỗ sơn mài khảm trai, kích thước: 41cm x 57cm x 53,5cm. Hòm hình chữ nhật có 06 chân cao, các góc bịt kim loại, trang trí hoa lá cách điệu bằng khảm trai, vẽ vàng.

Tượng Phật A - Di - Đà đứng trên bệ sen gỗ sơn đen thếp vàng, cao 196cm.

Tượng Phật A - Di - Đà đứng trên bệ sen gỗ sơn đen thếp vàng, cao 117cm.

Tượng Bồ Tát đứng gỗ sơn đen thếp vàng, đặt trong khám thờ, cao 95cm, hai bên có 02 tượng nhỏ cao 67cm.

Tượng Bồ Tát ngồi trên bệ sen gỗ sơn đen thếp vàng, cao 192cm.

Khối tượng bằng ngà, kích thước: 15cm x 30,5cm, tượng gồm một người đi câu cùng một em bé đang ôm gà.

Bức tranh “Na Bà Tư tôn giả đệ tam” bằng giấy, kích thước: 51cm x 116cm. Tranh vẽ một vị Tôn giả đang ngồi nhập thiền, tranh vẽ màu trắng trên nền đen.

Bức tranh vị Đạt ma, kích thước: 43cm x 79cm. Tranh vẽ một vị Đạt ma qua sông bằng một lá sen, tranh vẽ trên lụa nền nâu, viền vàng.

Bức tranh Thiếu nữ bằng lụa, kích thước: 40cm x 40cm. Tranh vẽ Thiếu nữ đang ngồi tay cầm bút trên bàn là nghiên mực và tập sách.

Bức tranh “Xuân tiết thất phúc du” bằng giấy, kích thước: 52cm x 38cm.

Bức tranh ngày hội ở KamaKura bằng giấy, kích thước: 37cm x 72cm.

Ngoài ra còn một số bức tranh phong cảnh vẽ các mùa và lễ hội, tranh thiếu nữ… Các bức tranh này phần lớn có niên đại khoảng thế kỷ 18 - 19.

Trên đây là đôi nét sơ lược về Sưu tập hiện vật Nhật Bản bằng chất liệu hữu cơ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Tìm hiểu, nghiên cứu những hiện vật này vì đây là những bằng chứng về sự giao lưu văn hóa, phản ánh nhiều nét đặc trưng, đặc sắc về di sản văn hóa Nhật Bản. Sưu tập hiện vật này cần được phát huy dưới những hình thức như trưng bày, xuất bản ấn phẩm để tuyên truyền giới thiệu cho công chúng trong và ngoài nước, góp phần nâng cao mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Một số hình ảnh hiện vật:

Quỳnh Hoa (Phòng QLHV)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 5201

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Thống gốm hoa nâu di vật của nhà Trần (1225 -1400)

Thống gốm hoa nâu di vật của nhà Trần (1225 -1400)

  • 04/08/2016 03:28
  • 6043

Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện đang lưu giữ và trưng bày chiếc Thống gốm hoa nâu triều Trần (1225 – 1400).