Thứ Sáu, 13/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

18/08/2008 17:40 4530
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Cũng như một số nước nông nghiệp trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có truyền thống sản xuất gốm lâu đời. Với một chặng đường tồn tại và phát triển gần một vạn năm, đồ gốm đã gắn bó với người Việt trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội.

Cũng như một số nước nông nghiệp trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có truyền thống sản xuất gốm lâu đời. Với một chặng đường tồn tại và phát triển gần một vạn năm, đồ gốm đã gắn bó với người Việt trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội.

Cùng với Bát Tràng - Thổ Hà, Phù Lãng là một trong ba trung tâm gốm dân gian nổi tiếng vùng Kinh Bắc xưa, chuyên chế các loại gốm sành men vàng và những biến thái của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu… Sản phẩm của làng khá phong phú, từ những đồ thờ được chạm, đắp nổi cầu kỳ đến những đồ gia dụng giản dị.
Nghệ nhân Vũ Hữu Nhung, một trong những hậu duệ của làng gốm Phù Lãng đã từ người thợ gốm trở thành nghệ sĩ. Sản phẩm của anh có cội rễ từ gốm sành truyền thống Phù Lãng. Với những tìm tòi sáng tạo một sắc thái, một ngôn ngữ riêng, gốm Nhung đã được định hình, góp phần tạo nên một phong cách, một sức sống mới cho làng gốm Phù Lãng trong đời sống đương đại

Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2006, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề "Gốm Phù Lãng xưa và nay", giới thiệu các sưu tập hiện vật gốm sành Phù Lãng cổ (tk 17-18) của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và một số nhà sưu tập tư nhân cùng sưu tập chọn lọc của gốm Nhung - một nghệ nhân của làng Phù Lãng sáng tạo. Phòng trưng bày chuyên đề là sự kết hợp giữa hai dòng gốm truyền thống và hiện đại.

Địa điểm: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Số 1, Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời gian: Từ 29/8 đến trung tuần tháng 10/2006.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xin trân trọng thông báo.

Lê Thị Tuyết

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4219

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Trưng bày lưu động tại Khánh Hoà

Trưng bày lưu động tại Khánh Hoà

  • 18/08/2008 16:30
  • 3287

Sau khi đã phục vụ các tỉnh Tây Nguyên, bộ trưng bày lưu động sẽ trưng bày tại thành phố biển Nha Trang- Khánh Hoà nhân dịp kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4 Năm 2005, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xây dựng bộ trưng bày lưu động mới: Việt Nam lịch sử dựng nước và giữ nước. Với gần 400 tư liệu hình ảnh quý, bộ trưng bày giới thiệu có hệ thống tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam từ thời Tiền sử đến Cách mạng Tháng tám 1945.