Thứ Sáu, 13/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

18/08/2008 16:30 3286
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Sau khi đã phục vụ các tỉnh Tây Nguyên, bộ trưng bày lưu động sẽ trưng bày tại thành phố biển Nha Trang- Khánh Hoà nhân dịp kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4 Năm 2005, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xây dựng bộ trưng bày lưu động mới: Việt Nam lịch sử dựng nước và giữ nước. Với gần 400 tư liệu hình ảnh quý, bộ trưng bày giới thiệu có hệ thống tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam từ thời Tiền sử đến Cách mạng Tháng tám 1945.

Sau khi đã phục vụ các tỉnh Tây Nguyên, bộ trưng bày lưu động sẽ trưng bày tại thành phố biển Nha Trang- Khánh Hoà nhân dịp kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4


Năm 2005, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xây dựng bộ trưng bày lưu động mới: Việt Nam lịch sử dựng nước và giữ nước. Với gần 400 tư liệu hình ảnh quý, bộ trưng bày giới thiệu có hệ thống tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam từ thời Tiền sử đến Cách mạng Tháng tám 1945. Đặc biệt, bộ trưng bày đã cập nhật thông tin tư liệu mới nhất trong công tác nghiên cứu sưu tầm khai quật khảo cổ học: khai quật khảo cổ học dưới nước 5 con tàu cổ, khai quật Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), di chỉ Lung Leng- Tây Nguyên… Và, càng đặc biệt hơn trong phần cuối bộ trưng bày giới thiệu khái quát một số hình ảnh về đất nước, con người các dân tộc Tây Nguyên với không gian văn hoá cồng chiêng phản ánh đặc trưng, âm hưởng của vùng đất này.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4219

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Bí mật từ Lung Leng (Kon Tum)

Bí mật từ Lung Leng (Kon Tum)

  • 18/08/2008 16:18
  • 3818

Thiết thực kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm 2006, Sở Văn hoá- Thông tin Kon Tum, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp trưng bày chuyên đề: Bí mật từ Lung Leng (Kon Tum) tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số 1, Phạm Ngũ Lão, Hà Nội. Công trình khai quật di chỉ Lung Leng (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) năm 1999 và năm 2001 đã thu được một khối lượng di vật đồ sộ tưởng chừng vĩnh viễn nằm sâu trong vùng ngập nước của thuỷ điện Ialy. Với gần một nghìn công cụ đá, hàng vạn mảnh gốm, cùng một loạt mộ chum, bếp lò,…. Sưu tập Lung Leng là nguồn sử liệu quý cho việc nghiên cứu, phục vụ bức tranh toàn cảnh về thời Tiền- sơ sử Kon Tum, về một Kon Tum, một Tây Nguyên miền thượng thời quá khứ.