Thứ Bảy, 12/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

18/08/2008 16:14 3629
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Trưng bày chuyên đề: Cổ vật từ đáy biển Việt Nam tại nhà văn hoá Thanh Niên nhân dịp Festival Biển 2006 Trong gần hai thập niên qua, trên vùng biển Việt Nam, các con tàu: Cù Lao Chàm, Hòn Dầm, Bình Thuận và Cà Mau đã được khai quật. Riêng vùng biển Bà Rịa- Vũng Tàu, ngoài tàu cổ Hòn Cau, các tàu: Bình Châu, Bãi Rạng, Hòn Bà, Bãi Dâu, Toạ độ X2…. bước đầu được khám phá. Trưng bày Cổ vật từ đáy biển Việt Nam, lần đầu tiên giới thiệu kho báu của 10 con tàu cổ. Và gần 1000 tư liệu hiện vật được tuyển chọn trưng bày, đã khẳng định con đường tơ lụa- gốm sứ trên biển qua lãnh hải Việt Nam. Đặc biệt, tàu cổ Cù Lao Chàm là bằng chứng tham gia tích cực của gốm sứ Việt Nam trong giao thương quốc tế vào thế kỷ XV- XVI. Diện mạo gốm sứ thương mại Thái

Trưng bày chuyên đề: Cổ vật từ đáy biển Việt Nam tại nhà văn hoá Thanh Niên nhân dịp Festival Biển 2006

Ấm phượng men lam. Tàu cổ Cù Lao Chàm
Trong gần hai thập niên qua, trên vùng biển Việt Nam, các con tàu: Cù Lao Chàm, Hòn Dầm, Bình Thuận và Cà Mau đã được khai quật. Riêng vùng biển Bà Rịa- Vũng Tàu, ngoài tàu cổ Hòn Cau, các tàu: Bình Châu, Bãi Rạng, Hòn Bà, Bãi Dâu, Toạ độ X2…. bước đầu được khám phá. Trưng bày Cổ vật từ đáy biển Việt Nam, lần đầu tiên giới thiệu kho báu của 10 con tàu cổ. Và gần 1000 tư liệu hiện vật được tuyển chọn trưng bày, đã khẳng định con đường tơ lụa- gốm sứ trên biển qua lãnh hải Việt Nam. Đặc biệt, tàu cổ Cù Lao Chàm là bằng chứng tham gia tích cực của gốm sứ Việt Nam trong giao thương quốc tế vào thế kỷ XV- XVI.
Đĩa gốm men lam. Tàu cổ Cà Mau
Diện mạo gốm sứ thương mại Thái Lan, Trung Quốc và những hoạt động khác trên tàu được hiểu biết đầy đủ hơn qua hàng hoá, vật dụng, thực phẩm…. của thuỷ thủ đoàn. Đây là công trình hợp tác giữa Sở Văn hoá- Thông tin Bà Rịa- Vũng Tàu với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phục vụ Festival biển 2006 tại Thành phố Vũng Tàu. Địa điểm trưng bày: Nhà văn hoá Thanh niên, Phường 1, thành phố Vũng Tàu. Thời gian trưng bày: 10/4- 10/5/2006.

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4304

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.