Thứ Ba, 03/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

07/06/2017 22:05 1738
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Nghề chạm khắc gỗ, làm đồ sơn là một ngành nghề có truyền thống lâu đời của người Việt. Trong các ngôi mộ thời Đông Sơn khai quật được ở Việt Khê, Châu Can, Đường Dù, Xuân La, Minh Đức, Châu Sơn... đã phát hiện nhiều đồ sơn mang tính bản địa.

Cùng với lịch sử các triều đại phong kiến, sự phát triển của các tôn giáo, tín ngưỡng, nghề làm đồ sơn - sơn son thếp vàng ngày càng trở nên phát triển, hưng thịnh; Tuy có những lúc thăng trầm, có lúc tưởng chừng đã mai một nhưng ngày nay nghề sơn thếp đã được hồi phục và ngày càng phát triển. Ngoài làm nông nghiệp, nhiều vùng miền ở nước ta đều có nghề phụ là nghề mộc để phục vụ việc xây dựng nhà cửa, đình chùa, đóng bàn ghế, giường tủ, làm tượng hay đồ trang trí. Những sản phẩm sơn thếp được tạo tác từ nhiều công đoạn tỷ mỷ, chi tiết có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc. Các nghệ nhân dân gian trên cơ sở những tinh hoa truyền thống tạo nên những sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và tôn giáo, tín ngưỡng.

Trưng bày Nét vàng son - Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu gần 100 hiện vật đồ gỗ sơn thếp có niên đại thời Lê, Nguyễn, gồm các loại hình: đồ thờ, tượng thờ với đề tài trang trí tứ linh, tứ quý... Trong đó có những hiện vật độc đáo, quý hiếm lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng.

Trưng bày sẽ mở cửa đón khách tham quan từ ngày 20 tháng 6 đến cuối tháng 11 năm 2017 tại phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 1, phố Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hình ảnh một số hiện vật sẽ giới thiệu trong trưng bày chuyên đề
Nét vàng son - Sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia”


Tượng Văn Thù Bồ Tát. Gỗ sơn son thếp vàng. Thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII-XVIII

Tượng Phật Thích Ca Mầu Ni. Gỗ sơn son thếp vàng. Thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII-XVIII


Tranh thờ “Thập điện Diêm vương”. Gỗ sơn son thếp vàng. Thời Lê Trung Hưng, thế kỷ XVII-XVIII


Tượng phật tam thế. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ XIX-XX

Tượng Hậu. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ XIX


Hộp sắc phong. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ XIX – XX


Khám thờ, bài vị. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ XIX – XX


Cuốn thư “Phúc–Lộc –Thọ”. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, thế kỷ XIX – XX


Câu đối. Gỗ sơn son, thếp vàng. Thời Nguyễn, niên hiệu Bảo Đại năm thứ 18 (1943)

CN. Vũ Như Ngọc (Phòng Trưng bày)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4472

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Chân đèn gốm men lam xám có minh văn của Đặng Huyền Thông

Chân đèn gốm men lam xám có minh văn của Đặng Huyền Thông

  • 04/06/2017 19:49
  • 3458

Năm 1999, khi biên soạn và xuất bản cuốn sách Cẩm nang đồ gốm Việt Nam có minh văn, chúng tôi đã tập hợp được 14 tác phẩm gốm của Đặng Huyền Thông. Đây là các tác phẩm gốm có minh văn bằng chữ Hán và Nôm nên cho chúng ta nhiều thông tin về tác giả và tác phẩm.