Thứ Năm, 20/03/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

01/12/2015 13:00 4943
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Đời vua Thiệu Trị cũng đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị niên tạo, Đinh Mùi - 紹治年造 - 丁未 (Tạo tác năm Đinh Mùi trong niên hiệu Thiệu Trị, 1847).LSb 35985

Loại thoi bạc khác, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị niên tạo,Giáp Thìn - , - (Tạo tác năm Giáp Thìntrong niên hiệu Thiệu Trị, 1844), lưng tiền đúc nổi 4 chữ Quan ngân thập lượng - (Bạc quan 10 lạng), phía trên có chữ Bình Định - , chỉ rõ nơi đúc thuộc tỉnh Bình Định. LSb 35984.

Loại hình tiền tròn lỗ vuông cũng xuất hiện khá nhiều trong đời vua Thiệu Trị, chất liệu có thể là vàng, bạc, bạc mạ vàng hoặc đồng. Mặt trước cũng đúc nổi niên hiệu Thiệu Trị thông bảo - đọc chéo, hoặc là Thiệu Trị thông bảo - ở một bên, còn bên kia là một câu gồm 4 chữ hay 8 chữ hoặc hơn, là những các câu mỹ hiệu mang ý nghĩa tốt lành, may mắn như: Thiệu Trị thông bảo, triệu dân lại chi - (Đồng tiền Thiệu Trị thông bảo muôn dân được nhờ).

Mặt sau tiền có thể để trơn hay trang trí hình các con vật thiêng với các đề tài Lưỡng Long chầu nguyệt, chầu nhật, hình rồng mây, hoa lá cỏ cây... Ví dụ như đồng tiền có ký hiệu VN22-5 bằng bạc có đường kính 4,5cm, mặt trước đúc nổi 8 chữ Thiệu Trị thông bảo, triệu dân lại chi - . Mặt sau trang trí rồng mây, hay đồng tiền có ký hiệu LSb.34999 được làm bằng chất liệu bạc mạ vàng có đường kính 2,3cm, mặt trước có chữ Thiệu Trị mặt sau có chữ Tam đa - 三 多 (Ba thứ nhiều, dùng trong lời chúc tụng gồm: nhiều phúc, sống lâu và nhiều con trai). Đồng tiền có ký hiệu VN-8 hình tròn không lỗ, chất liệu bạc, có đường kính 2,4cm, mặt trước đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị thông bảo - đọc chéo, giữa là hình mặt trời nhiều tua, mặt sau lại trang trí vân mây huyền ảo và sinh động.

Đồng tiền VN22-7 bằng bạc có đường kính 3,4cm, mặt trước đúc nổi chữ Thiệu Trị thông bảo - đọc chéo, mặt sau có các chữ Tam thọ - 三 và hoa văn trang trí đề tài tam hữu : tùng, trúc, mai.

Tiền đúc bằng bạc và bạc mạ vàng: Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị thông bảo - đọc chéo (Tạo tác trong niên hiệu Thiệu Trị, 1841-1847). Lưng tiền đúc nổi:

- Vạn thế vĩnh lại - . LSb 34982.

- Triệu dân lại chi - . VN22-5; VN37-1.

- Lưỡng long chầu nguyệt. LSb.34998; LSb.34996.

- Phú Thọ đa nam - (Giàu có, sống lâu, nhiều con trai). LSb.34984; VN22-4; VN22-1.

- Chữ Tam đa - 三 多 và hình bình hoa, đỉnh và hộp trầm. LSb.34999.

- Chữ Tam thọ - 三 và hình tùng-trúc-mai. VN22-7.

- Song long, chính giữa phía trên là hình mặt trời, phía dưới là hình mây. VN22-10.

- Nhất nguyên - hai chữ ở 2 bên cạnh phải và trái của lỗ vuông, phía trên là khóm mây, phía dưới là sóng biển.

- Long vân khế hội - . Có nghĩa là hội rồng mây ví như vua hiền gặp tôi giỏi.

Tiền đúc bằng đồng đời vua Thiệu Trị có 9 mẫu mỹ hiệu, trong đó có 4 mẫu loại 4 chữ và 5 mẫu loại 8 chữ. Một số mẫu lấy theo mẫu tiền đời Minh Mệnh như: Nhất nhân hữu khánh vạn thọ vô cương - . Thiên bất ái đạo, địa bất ái bảo - .

NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN - TRƯƠNG VĂN THẮNG

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4835

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Hình tượng chim phượng trong văn hóa truyền thống Việt Nam

Hình tượng chim phượng trong văn hóa truyền thống Việt Nam

  • 30/11/2015 10:57
  • 12362

Chim phượng xuất hiện rất nhiều trong các nền văn hóa trên thế giới. Dù trong nền văn hóa nào thì hình ảnh chim phượng cũng mang ý nghĩa thiêng liêng và cao quý. Đối với nền văn hóa Việt Nam, chim phượng là một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt. Phượng là một trong bốn con vật linh (tứ linh). Quan niệm của người phương Đông nói chung, phượng được coi là chúa tể của 360 loài chim. Nó kết tinh được vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài chim và đặc biệt là kết hợp của cẩm kê và công.