Chủ Nhật, 03/12/2023
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

05/08/2014 10:15 7184
Điểm: 4.5/5 (2 đánh giá)
Văn hóa Đông Sơn là một trong ba nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng đã góp phần hình thành nên các nhà nước sơ khai ở Việt Nam. Di tích được phát hiện ngẫu nhiên vào năm 1924 tại làng Đông Sơn (Thanh Hóa). Năm 1934, nhà khảo cổ học R. Heine-Geldern đề nghị đặt tên là văn hóa Đông Sơn.

3. Đời sống cư dân văn hóa Đông Sơn

3.1. Các hình thức cư trú và nhà ở

Cư dân Đông Sơn có sự thích ứng phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường sống của họ. Có hai dạng cư trú là khu cư trú riêng biệt và khu cư trú-mộ táng đan xen nhau.

Qua các hố cọc, các cột gỗ trong hố khai quật và hình ảnh nhà sàn mái cong hình thuyền trang trí trên trống đồng là cơ sở xác định nhà sàn là nhà ở của cư dân Đông Sơn, rất phù hợp với điều kiện khi mới chuyển cư xuống vùng đồng bằng thấp, sống trong điều kiện đất đai lầy lội, sông nước.

Tài liệu khảo cổ học ở những khu mộ thuyền và trang trí trên trống đồng còn cho biết cách thức cư trú, sinh sống trên thuyền, di động phù hợp với điều kiện sinh sống trong vùng trũng, nhiều sông ngòi, đánh bắt thủy sản và đi lại chủ yếu bằng thuyền.

Dấu tích nhà sàn, cọc gỗ khai quật di tích Đông Sơn (Thanh Hóa, 1961)

Trang trí hình thuyền trên trống đồng

Trang trí hình thuyền thạp Đào Thịnh

3.2. Các phương thức mai táng

Mộ đất là loại mộ mà người chết được chôn trực tiếp vào huyệt đất, không sử dụng quan tài, gồm có mộ hung táng, mộ cải táng và hỏa táng, đã xuất hiện trong các văn hóa tiền Đông Sơn và tiếp tục được kế thừa trong văn hóa Đông Sơn.

Mộ huyệt đất (Đại Trạch, Bắc Ninh)

Mộ thân cây khoét rỗng hay là mộ quan tài hình thuyền là phương thức mai táng phổ biến và đặc trưng của văn hóa Đông Sơn, với hai loại mộ chôn trong huyệt đất và mộ chôn trong quách gỗ.

Mộ thuyền Châu Can (Phú Xuyên, Hà Nội)

Mộ thuyền Yên Bắc ( Hà Nam)

Về loại mộ chôn trong huyệt đất, không có gò, không có huyệt, đều được đặt trên mặt bùn của vùng đầm lầy ô trũng, rồi ghìm bằng cọc. Đôi khi ở bên dưới đáy quan tài có những cây gỗ nhỏ để đỡ, tránh cho quan tài khỏi xê dịch do mực nước lên xuống thất thường trong các mùa mưa lũ ở đồng bằng Bắc bộ.

Về loại cấu trúc mộ trong quan tài thuyền, ngoài quách gỗ hoặc tre. Loại này không phổ biến trong táng tục mộ thuyền, chủ yếu gặp ở các giai đoạn muộn, chôn trong quách gỗ hoặc quách tre.

Mộ bó mành tre, nan tre (giát giường) đ­ược cấu tạo từ nhiều thanh nan tre, liên kết bằng lạt tre vặn xoắn. Thi thể đ­ược bó gọn trong dát tre, hai đầu hơi búp lại (như­ kiểu bó chiếu). Ở bên ngoài dùng bốn thanh tre to hơn buộc ép bốn phía như­ kiểu ép giò. Toàn bộ đ­ược chôn trong huyệt đất.

Mộ quan tài dạng cũi tre có hai kiểu. Thứ nhất quan tài là những thanh tre chẻ to, ken dày lại bó lấy xác chết như­ kiểu giát gi­ường. Loại thứ hai, quan tài là những đoạn tre không chẻ, dài khoảng 2m, đ­ược ghép theo kiểu chồng cũi lợn, ép chặt lấy xác, rồi dùng gỗ t­ươi to bằng bắp tay, bắp chân đóng dày chung quanh, trên quan tài dùng 3 đoạn tre, không mộng đè ngang.

Di tích mộ nồi/vò gốm táng trong mộ vò đơn, mộ vò úp nhau chôn đứng, do kích cỡ vò không đủ lớn để chôn nguyên xác và không thấy dấu vết than tro nên có thể là mộ cải táng.

Mộ chậu/ trống, thạp và các loại đồ đồng được sử dụng như những quan tài dùng để chứa xương cốt cải táng, tiêu biểu và nổi tiếng nhất là mộ thạp Đào Thịnh.

Thạp đồng Vạn Thắng (Phú Thọ)

3.3. Đời sống sản xuất

Trong điều kiện môi trường tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, cư dân Đông Sơn vẫn tiếp tục duy trì phương thức kinh tế khai thức tự nhiên (săn bắt, hái lượm, đánh bắt thủy sản…) cùng với phát triển trồng lúa nước, làm vườn, chăn nuôi và nghề thủ công, đặc biệt là nghề luyện kim.

Nghề nông, nổi trội là nghề trồng lúa nước qua bằng chứng khảo cổ học cho thấy khá phát triển. Rất nhiều dấu tích thóc gạo, rơm, vỏ trấu, hạt gạo cháy đã được phát hiện từ trước đó, trong trong các di tích tiền Đông Sơn .

Nông cụ

Nông cụ

Các loại hình nông cụ bằng đồng và sắt (đặc biệt là lưỡi cày, cuốc, thuổng, mai, liềm, nhíp…) có số lượng lớn ở hầu khắp các di tích, cho biết qui trình canh tác nông nghiệp từ lúc làm đất tới khi thu hoạch (các loại rìu, thạp thố, bình, chậu, nồi, vò, chõ...)

Vò gốm di chỉ Đình Tràng

Nồi gốm di tích Phú Lương

Việc nuôi, thuần dưỡng động vật, gia cầm (trâu, bò, lợn gà…), trồng hoa màu đã được người Đông Sơn biết đến và phát huy hiệu quả phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất

Tượng gà

- Các nghề thủ công

+ Nghề luyện kim là thành tựu cao nhất đạt ở trình độ nghệ thuật, tiêu biểu nhất trong thủ công nghiệp thời Đông Sơn, với các sản phẩm đặc trưng và trở thành biểu tượng của văn hóa Việt cổ như trống đồng Đông Sơn, các bộ nhạc khí, vũ khí, trang sức, công cụ lao động, công cụ lao động, đồ dùng đời sống sinh hoạt… Kỹ thuật đúc đồng đã xuất hiện trước đó từ các văn hoá Phùng Nguyên, phát triển qua Đồng Đậu đến Gò Mun, đến thời Đông Sơn đã phát triển tới đỉnh cao. Nhiều loại phản ánh kỹ thuật đúc như khuôn đúc bằng đá, đất nung, mảnh nồi nấu kim loại, khuôn đúc các loại, trong đó đáng chú ý nhất là mảnh khuôn đúc mũi tên và trống đồng

Trống đồng Cổ Loa

Thạp đồng Hợp Minh (Yên Bái)

Vũ khí Đông Sơn

Vòng đồng đeo tay

Dấu tích lò, khuôn đúc mũi tên đồng (Cổ Loa)

+ Nghề làm gốm đã có từ các văn hóa thời tiền Đông Sơn, tiếp tục tồn tại, phát triển và đóng vai trò thiết yếu trong đời sống kinh tế, xã hội. Các sản phẩm gốm khá phong phú về loại hình, kiểu dáng, hoa văn trang trí, đã kế thừa và phát huy truyền thống kỹ thuật, mỹ thuật có từ trước đó.

+ Nghề mộc chủ yếu là chế tác các loại cây phục vụ đời sống sinh hoạt như gỗ, tre, nứa… là nông cụ, công cụ, là vũ khí, là nhà ở, đồ gia dụng (tráp, khay, bát, chén, đĩa, gối, lược và khuy áo...), đặc biệt có hàng trăm ngôi mộ quan tài thân cây khoét rỗng được làm bằng những thân cây có đường kính và kích thước lớn yêu cầu kỹ thuật và trình độ cao.

+ Cùng với nghề mộc là nghề sơn nhằm hoàn thiện các sản phẩm của nghề mộc. Tư liệu khảo cổ cho thấy sự xuất hiện của nghề sơn trong các di tích văn hóa Đông Sơn như: dụng cụ làm nghề sơn (bát đựng sơn, lòng bát dính sơn, chổi quét, chổi vét, dụng cụ miết, quấy, chày nghiền sơn), đồ gia dụng (bát, khay, chén có tai, đĩa, mái chèo…)

Đồ sơn mộ thuyền Yên Bắc (Hà Nam)

Đồ sơn trong mộ thuyền Yên Bắc (Hà Nam)

+ Chế tạo thủy tinh mới xuất hiện vào thời văn hóa Đông Sơn là phản ánh sự giao lưu kỹ thuật với văn hóa Sa Huỳnh ở Trung Bộ.

Ngoài ra, còn một số sản phẩm của các nghề thủ công như chế tác đá, đan lát và dệt vải là chiếu cói, vải sợi.

Vết tích vải (Động Xá, Hưng Yên)

Chiếu cói Yên Bắc (Hà Nam)

3.4. Đời sống tinh thần

Tìm hiểu về đời sống tinh thần của cư dân văn hóa Đông Sơn thông qua tư liệu khảo cổ học và các nguồn tài liệu khác cho thấy người Đông Sơn đã có tư duy logic (hình học, thiên văn học, luyện kim, hóa học…), hình tượng (âm nhạc, tạo hình, kiến trúc…), thẩm mỹ cao, khéo léo trong sáng tạo, nghệ thuật, thể hiện sinh động quan niệm về đời sống (vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội…) và thế giới quanh mình.

Diễn xướng dân gian

Sưu tập bao chân di chỉ Làng Vạc (Nghệ An)

Trang sức đá và đồng văn hóa Đông Sơn

Sưu tập chuông đồng

Sưu tập dao găm đồng

Rìu đồng Đông Sơn

Có thể khẳng định, văn minh Đông Sơn với sự phát triển rực rỡ, giàu bản sắc, đã được tạo nên bởi những con người tài hoa, có đời sống tinh thần vô cùng phong phú và đa dạng.

Ts. Nguyễn Văn Đoàn (Phó Giám đốc BTLSQG)

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 3401

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Trống đồng Đông Sơn, hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Việt Nam thưở dựng nước (Phần II và hết)

Trống đồng Đông Sơn, hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Việt Nam thưở dựng nước (Phần II và hết)

  • 31/07/2014 16:29
  • 13689

Trống đồng Đông Sơn tồn tại trong gần một thiên niên kỷ nên về kiểu dáng có những biến đổi nhất định. Trong những năm gần đây, nhất là trong mấy năm giới khảo cổ và sử học nước ta tập trung nghiên cứu thời kỳ dựng nước của các vua Hùng, các nhà khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu sắp xếp, hệ thống hóa để tìm ra quy luật diễn biến của trống đồng Đông Sơn. Ngoài các bài đăng trong số 2, số 13 và 14 tạp chí Khảo cổ học chuyên đề trống đồng, đã xuất hiện một số công trình chuyên khảo về trống đồng. Đó là cuốn “ Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam” của 2 tác giả Nguyễn Văn Huyên và Hoàng Vinh xuất bản năm 197 giới thiệu 52 trống lớn và 53 trống minh khí khi phát hiện ở Việt Nam, không kể 13 trống bị thất lạc hoặc chưa xác minh được.