Thứ Tư, 31/05/2023
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

02/07/2014 15:08 2155
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam và CHND Campuchia ký ngày 18/2/1979 tại Phnômpênh đã đặt nền tảng vững chắc và lâu dài cho những biến đổi về chất trong quan hệ liên minh và hợp tác toàn diện Việt Nam – Campuchia.

Sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 và cuộc Tổng tuyển cử năm 1993, quan hệ hai nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, trong những năm qua, quan hệ hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực, mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân hai nước.

Thời kỳ này, BTLSQG còn lưu giữ gần 20 ảnh về Trưng bày “Một số hình ảnh về đất nước, truyền thống lịch sử, văn hóa Campuchia” do Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là BTLSQG) đã tổ chức khai mạc ngày 28-6-1991. Đại diện Đại sứ quán Campuchia tại Hà Nội đã đến dự và cắt băng khai mạc triển lãm. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm quan triển lãm.

TS. Phạm Mai Hùng, Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là BTLSQG) đọc lời khai mạc Trưng bày “Một số hình ảnh về đất nước, truyền thống lịch sử, văn hóa Campuchia”, 6/1991.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Nông Quốc Chấn và đại diện Sứ quán Campuchia cắt băng khai mạc Trưng bày “Một số hình ảnh về đất nước, truyền thống lịch sử, văn hóa Campuchia”, 6/1991.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp xem Trưng bày “Một số hình ảnh về đất nước, truyền thống lịch sử, văn hóa Campuchia”, 6/1991.

Đông đảo các tầng lớp nhân dân thăm quan phòng Trưng bày “Một số hình ảnh về đất nước, truyền thống lịch sử, văn hóa Campuchia”, 6/1991.

Diễn văn của đồng chí Nút-thon, Chủ tịch Đoàn thanh niên Campuchia tại Đại hội đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ IV, tháng 11-11-1980.

Một số hiện vật là tặng phẩm như: Bát sơn mài và Bộ đồ ăn, Quốc vương Nôrôđôm Xihanúc tặng Thủ tướng Phạm Văn Đồng và được lưu giữ tại Văn phòng Chính phủ đến tháng 12/2008; Tranh khắc gỗ, đoàn Đại biểu Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia do đồng chí Hiêng Xom Rin, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng dẫn đầu tặng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, năm 1991; Đỉnh và Thạp, Quốc vương Nôrôđôm Xihanúc tặng Chủ tịch nước Lê Đức Anh nhân dịp sang thăm Vương quốc Cămpuchia, năm 1993; Đỉnh bạc, Quốc vương Campuchia Pơneđạt Xămđéc PơreNôrôđôm Xihanúc Vacman và Hoàng hậu tặng Tổng Bí thư Đỗ Mười nhân dịp Quốc vương và Hoàng hậu sang thăm Việt Nam, ngày 15/12/1995; Đĩa và Thạp, Quốc Vương Nôrôđôm Xihanúc tặng Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nhân dịp sang thăm và làm việc tại Vương quốc Campuchia từ 26-28/11/2001; Thạp, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia tặng Chủ tịch nước Trần Đức Lương nhân dịp sang thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 26 đến ngày 28/11/2001.

Trong tháng 10-2013 sắp tới, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên các Bảo tàng quốc gia châu Á lần thứ 4 (ANMA 4) tại Hà Nội từ ngày 7 đến ngày 9/10/2013. Hiệp hội các Bảo tàng quốc gia châu Á (viết tắt là ANMA) được thành lập năm 2007 nhằm thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa các Bảo tàng quốc gia ở khu vực châu Á. Là thành viên chính thức của ANMA, Bảo tàng Quốc gia Campuchia sẽ tham dự các chương trình của Hội nghị, trong đó có gửi bài tham luận với chủ đề “Bảo tàng góp phần thay đổi nhận thức về bảo tồn và phát huy di sản”. Đây là một hoạt động chắc chắn sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết, giao lưu, hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Quốc gia Campuchia cũng như các bảo tàng khác trong khu vực châu Á.

Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của hai dân tộc trong thế kỷ XX đã cung cấp biết bao bằng chứng hùng hồn để khẳng định tình nghĩa gắn bó Việt Nam - Campuchia là bất diệt, mãi mãi vững bền cùng non sông đất nước. Tiếp tục nghiên cứu, làm rõ lịch sử quan hệ giữa hai Đảng, Nhà nước và hai dân tộc Việt Nam - Campuchia qua từng thời kỳ trong thế kỷ qua là cơ sở để chúng ta hiểu biết, nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn những giá trị thực tiễn, ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa hai nước, từ đó góp phần củng cố, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia trong thời kỳ hội nhập, phát triển ngày nay.

TS. Vũ Mạnh Hà -Phó Giám đốc BTLSQG

Ths. Nguyễn Thị Tường Khanh (Phòng Truyền thông)

Tài liệu tham khảo:

1. Tìm hiểu Lịch sử - văn hóa Campuchia, NXB KHXH. H, 1983.

2. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Hội nghị khoa học về quan hệ Việt Nam - Campuchia trong lịch sử (lần thứ Nhất). Viện Khoa học xã hội TP HCM. Ban Đông Nam Á, 1980.

3. Hội Hữu nghị Việt Nam- Campuchia. Chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam- Campuchia. NXB Hội nhà văn. H, 2012.

4. Nguyễn Duy Dũng. Việt Nam- Lào- Campuchia hợp tác hữu nghị và phát triển. NXB Thông tin và truyền thông. H, 2012.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 2857

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Đồng Đậu- một di tích tiêu biểu thời Tiền Sơ sử.

Đồng Đậu- một di tích tiêu biểu thời Tiền Sơ sử.

  • 24/06/2014 11:23
  • 4216

Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nằm trọn trên Gò Đậu thuộc thôn Đông Hai, xã Vĩnh Mỗ, tổng Đông Lỗ, huyện Yên Lạc (sau này đổi là Xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Di chỉ được phát hiện vào năm 1962, từ khi được phát hiện cho đến năm 1999, đã được các cơ quan nghiên cứu khảo cổ khai quật sáu lần, trong đó Viện Khảo cổ học khai quật 3 lần, Viện Bảo tàng Lịch sử (hiện nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia) khai quật 2 lần, Bộ môn Khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khai quật 1 lần, với tổng diện tích là 758m2.