Thứ Sáu, 13/09/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

12/02/2014 14:35 5252
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Đó là những chiếc nghiên mực và đi liền với nó là thủy trì (lọ đựng nước để mài mực và rửa bút) hiện còn thấy nhiều trong sưu tập đồ gốm sứ cổ Việt Nam.

Còn những đồ dùng khác của văn phòng mà người xưa vẫn gọi là văn phòng tứ bảo, thực ra nhiều hơn con số bốn, đó là: bút lông, giá để bút, ống cắm bút, dấu cá nhân (tín chỉ), còn lại rất ít, hoặc rải rác, lẻ tẻ ở các thời, khiến chúng ta chưa bao giờ tìm được trọn bộ văn phòng trong các triều đại của lịch sử Việt Nam cổ trung đại. Đó cũng là một sự thiệt thòi vì nền văn hiến và giáo dục Việt Nam chẳng thua kém bất cứ một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới về lịch sử và văn minh.

May mắn thay, những chiếc thủy trìnghiên mực tìm thấy ở thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn… với các chất liệu gốm men, đá, kim loại đã cho chúng ta hiểu về văn phòng tứ bảo Việt Nam khá đầy đủ trong suốt tiến trình của các triều đại phong kiến nước nhà.

Nghiên mựcthủy trì thời Lý-Trần đơn giản về hình loại, đó là những chiếc nghiên bằng gốm hình tròn, có chân đế thấp hoặc cao, xung quanh có nhiều lớp cánh sen kép, giữa lòng nghiên không được tráng men, có trang trí hoa văn cúc dây, phượng, rồng hoặc tạo bề mặt thô ráp để tăng ma sát cho việc mài những thỏi mực Tàu khô, cứng. Trước đây, người nghiên cứu, cũng như nhà sưu tập hay gọi loại hình này là hộp phấn (hộp đựng phấn), nhưng đã là hộp phải có nắp.

Hộp phấn, gốm Lý Trần, thế kỷ 12-13.

Nếu mất nắp, thì miệng của nửa dưới phải có gờ để nắp đậy được khít. Nghiên cứu rất nhiều cái gọi là hộp phấn, các đồng nghiệp và tôi, đã nhận ra trong số nửa dưới “hộp phấn” đó là nghiên mực vì chúng không hội đủ yếu tố để làm nên một chiếc hộp, như quan niệm bấy lâu nay.

Thủy trì là hồ nước, thực chất là những chiếc lọ hoặc ấm nhỏ, đựng nước rửa bút và rót nước mài mực, xinh xắn đến mức, người ta tưởng đó là đồ minh khí chôn theo người chết, nhưng cách tạo miệng và cấu trúc vòi, có thể nhận ra đâu là lọ đựng nước rửa bút, đâu là lọ hoặc ấm đựng nước để mài mực. Thủy trì thời Lý-Trần khá phong phú về hình loại và hoa văn trang trí. Có những chiếc lọ chỉ nhỏ bằng quả cà chua, ám họa tới 50 con cá ở thành ngoài, chỉ rõ chức năng thủy trì của vật dụng này có niên đại thời Trần.

Sang thời Lê sơ, nghiên mực được tạo tác phức tạp hơn, đó là một hình ô van, có gờ xung quanh, có tượng trâu, tượng linh thú, có men màu trắng hoặc men trắng hoa lam. Thủy trì hình con vẹt, hình cầu, hình bát giác, miệng tròn nhỏ. Ngoài nghiên mực gốm, thời Lê còn có nghiên đá, nghiên đồng hình con cóc, nhưng vô cùng hiếm mà tôi chỉ nhìn thấy một tiêu bản duy nhất trong một sưu tập tư nhân ở Hà Nội, nhưng chủ nhân tưởng đó là đồ đồng thời Đông Hán, thế kỷ I-III sau Công nguyên.

Nghiên mực, men trắng xám - Triều Lê Sơ, thế kỷ 15.

Các triều đại phong kiến sau Lê sơ, đặc biệt là triều Nguyễn dường như nghiên mựctrủy trì bằng gốm còn vô cùng ít ỏi, thay vào đó là bằng đá, bằng thủy tinh và kim loại với những kiểu cách khi thì tiếp thu truyền thống, khi thì chịu ảnh hưởng của phương Tây, kể cả dáng hình và hoa văn. Đó là sự tiếp biến văn hóa mà chúng ta nhìn thấy qua bộ văn phòng tứ bảo, cũng như trên nhiều thành tố văn hóa khác.

Đặc biệt, bộ văn phòng tứ bảo của vua Bảo Đại hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, hoàn toàn mang phong cách Pháp, thời đầu thế kỷ XX, với một khối hình chữ nhật, có lọ mực, bút, giá để bút… cùng rất nhiều đồ dùng khác, minh định xuất xứ của một ông vua tây hóa, chịu ảnh hưởng văn hóa Tây phương.

Văn phòng tứ bảo, vốn là đồ dùng của tầng lớp có học, theo đó, giá trị phi vật thể của chúng được giới cổ ngoạn đánh giá cao. Thế nhưng văn phòng tứ bảo của vua, của chúa, quan lại, khi xác định được tên người sử dụng thì giá trị tăng lên trăm lần không kém. Chả vậy mà, từ năm 1995, trên tờ tạp chỉ cổ vật nổi tiếng Art of Asia (nghệ thuật châu Á) xuất bản ở Hong Kong, một chiếc giá để bút bằng sứ men xanh trắng (Blue and White) cấu tạo dáng hình tam sơn, hoa văn trang trí rồng năm móng, cạnh đế viết 6 chữ “ Đại Minh Tuyên Đức niên chế”, giá chào bán là 350.000USD. Giá ấy so với hôm nay, dẫu kinh tế thế giới suy thoái, vẫn chẳng thấm tháp gì, khi Trung Hoa lục địa đang hồi hương cổ vật bằng bất cứ giá nào.

Bộ Văn phòng tứ bảo gồm gác bút và thủy trì (đồ đựng nước rửa bút), ngọc trắng xám và xanh ghi- triều Nguyễn, thế kỷ 19.

Viết về văn phòng tứ bảo chỉ như thế này, quả là không xứng với tầm mức và giá trị của nó trong vị thế hàng đầu của văn hóa, nhưng biết làm sao, khi mục đích nhỏ nhoi, chỉ muốn đánh một tiếng chuông thức tỉnh để các bảo tàng, các sưu tập tư nhân cần lưu ý sưu tầm, khi tôi biết, loại hiện vật như thế còn vô cùng hiếm hoi để trưng bày, phục vụ công chúng trong và ngoài nước.

TS. Phạm Quốc Quân

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4219

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Gốm Hizen trong Hoàng thành Thăng Long

Gốm Hizen trong Hoàng thành Thăng Long

  • 08/02/2014 13:59
  • 2705

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là một bộ phận thiết yếu của khu vực trung tâm Kinh đô Thăng Long xưa. Tại đây, thời gian qua, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã khai quật và phát hiện một quần thể phong phú, đa dạng dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cung điện, lầu gác cùng hàng triệu di vật của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau, bắt đầu từ thời Đại La, thời Đinh - Tiền Lê, đến các thời Lý, Trần, Lê. Đặc biệt, các nhà khoa học cũng tìm được rất nhiều đồ gốm sứ Hizen Nhật Bản được sử dụng trong đời sống hằng ngày của hoàng cung.