Thứ Ba, 05/11/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

10/01/2014 14:41 3492
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện còn lưu giữ một sưu tập Nhật Bản bằng chất liệu gốm sứ và kim loại. Trong đó sưu tập đồ gốm sứ tập trung chủ yếu thuộc hai dòng đồ sứ hoa lam và đồ sứ vẽ nhiều màu. Cổ vật bằng chất liệu kim loại gồm các loại hình đỉnh, xoong cán dài có nắp, ấm có nắp, nắm đấm cửa đúc nổi hoa cúc dây, đều thuộc đời Giang Hộ và Minh Trị. Đáng chú ý hơn cả là sưu tập kiếm và chắn tay kiếm.

Theo các tài liệu văn hóa Nhật Bản nghề rèn kiếm ở Nhật có nhiều bí quyết và là một nghề đặc biệt trong xã hội. Dưới đây chúng tôi giới thiệu về kiếm và chắn tay kiếm hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

1. Bao kiếm.

Bao kiếm được tạo bằng chất liệu gỗ và bạc, phần lưỡi hơi cong. Chuôi và vỏ bao chia nhiều ô hình chữ nhật, bên trong ô chạm bông hoa bốn cánh. Trên rìa cạnh bao kiếm có mấu nhỏ xuyên lỗ để buộc dây đeo. Dài 55 cm. Bao kiếm thuộc đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Hiện vật trao đổi sưu tập của Kokusai Bunka Chinkokaki, Nhật Bản.

Bao kiếm, thế kỷ 17-18.

2. Kiếm.

Đây là loại kiếm bằng sắt dài có lưỡi dài hơi cong, mũi nhọn. Chắn tay kiếm hình hoa bốn cánh. Chuôi kiếm bằng gỗ có đoạn bọc đông trang trí hoa lá. Bao kiếm bằng gỗ một mặt trạm nổi hoa bốn cánh. Dài 76,5 cm. Đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Hiện vật trao đổi sưu tập của Kobusai Bunka Chinkokaki, Nhật Bản.

Kiếm , thế kỷ 17-18.

3. Chắn tay kiếm.

Chắn tay kiếm là bộ phận liên kết giữa chuôi và phần lưỡi. Trong sưu tập cổ vật Nhật Bản loại hình chắn tay kiếm khá phong phú như hình tròn dẹt, hình bầu dục gần tròn, hình bầu dục có gờ uốn lượn, hình bông hoa bốn cánh. Hình thức trang trí có loại hoa văn trổ thủng, hai mặt giống nhau, có loại đúc nổi hoa văn. Theo loại hình và đề tài trang trí.

a). Những chắn tay kiếm hình tròn dẹt được phân loại như sau:

+ Kiểu 1: Chắn tay kiếm hình tròn dẹt, chính giữa có khung hình ovan bên trong trổ thủng hình tam giác ( là mặt cắt ngang của kiếm). Hoa văn là cành hoa lá thủy tiên với bốn bông. Chắn tay kiếm có màu vàng đồng thau. Đường kính 8,8 cm. Đây là loại chắn tay kiếm đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Hiện vật trao đổi trong sưu tập Bảo tàng Hoàng gia Nhật.

+ Kiểu 2: Chắn tay kiếm có hình tròn dẹt. Chính giữa có ô hình bầu dục bên trong trổ thủng hình tam giác, hai bên có ô hình bầu dục theo kiểu đối xứng. Viền bao quanh và hoa lá cúc trên hai mặt in nổi màu vàng trên nền đen. Đường kính 8,3 cm. Đây là loại chắn tay kiếm đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Hiện vật trao đổi trong sưu tập Bảo tàng Hoàng gia Nhật.

+ Kiểu 3: Chắn tay kiếm loại tròn bằng đồng. Chính giữa trổ thủng ô hình tam giác, một bên trổ thủng ô gần hình lá đề. Trên hai mặt đúc nổi hoa lá cúc và khóm lá cỏ màu đồng thau trên nền đen, đường kính 8,6 cm. Đây là loại chắn tay kiếm đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18, là hiện vật trao đổi trong sưu tập Bảo tàng Hoàng gia Nhật.

+ Kiểu 4: Chắn tay kiếm loại tròn bằng đồng. Chính giữa trổ thủng ô hình tam giác và một ô hình bầu dục. Trên hai mặt đúc nổi cánh hoa cúc kiểu dải quạt, gờ ngoài cắt khấc. Đường kính 9,8 cm. Chắn tay kiếm này thuộc đời Đào Sơn năm 1568-1603 và là hiện vật trao đổi trong sưu tập Bảo tàng Hoàng gia Nhật.

+ Kiểu 5: Chắn tay kiếm loại tròn dẹt bằng đồng chính giữa hình ô van trổ thủng hình tam giác và một ô hình chữ D cong. Hai mặt đúc nổi gờ viền, ba dải quạt xen hai ô cánh hoa cúc. Gờ viền và các cánh cúc, dải quạt có màu đồng thau trên nền đen. Đường kính 7 cm. Đây là loại chắn tay kiếm đời Giang Hộ, thế kỷ 17. Mua của Bergeren 1/9/1910.

Chắn tay kiếm hình tròn dẹt thế kỷ 17-18.

+ Kiểu 6: Chắn tay kiếm bằng đồng loại tròn dẹt chính giữa trong ô bầu dục trổ thủng hình tam giác, hai bên trổ hình chữ D cong rtong thế đối xứng. Một mặt đúc nổi ba hình chim phượng màu đồng thau trên nền đen. Trên ô bầu dục khắc năm chữ Hán: Thập danh trường nghệ tiền. Đường kính 7,6 cm. Đây là loại chắn tay kiếm đời Giang Hộ, thế kỷ 17. Mua của Bergeren 1/9/1910.

+ Kiểu 7: Chắn tay kiếm bằng sắt loại tròn dẹt, chính giữa trong ô bầu dục trổ thủng hình gần tam giác đúc nổi đầu chim hạc và hai cánh uốn cong trong hình tròn. Trên cánh thể hiện bộ lông vũ xếp lớp. Đường kỷ 8,0 cm. Đây là loại chắn tay kiếm đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Mua của Bergeren 1/9/1910.

+ Kiểu 8: Chắn tay kiếm bằng sắt loại tròn dẹt. Chính giữa trổ thủng ô hình tam giác. Trên hai mặt khắc diềm trang trí dây lá và bốn loại trong bộ bát bảo được cẩn bạc. Đường kính 8,7 cm. Đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Sưu tầm từ Kyoto, Nhật Bản.

+ Kiểu 9: Chắn tay kiếm bằng sắt loại tròn dẹt. Chính giữa trong ô bầu dục trổ thủng hình tam giác. Trên hai mặt trổ thủng hình cây tùng và sóng nước. Đường kính 7.5 cm. Đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Mua của Bergeren 1/9/1910.

+ Kiểu 10: Chắn tay kiếm bằng sắt loại tròn dẹt. Chính giữa trổ thủng ô tam giác, hai bên trổ thủng hình chữ D cong cân xứng. Trên một mặt đúc nổi hình người và khóm trúc. Đường kính 6,7 cm. Đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Mua của Bergeren 1/9/1910.

+ Kiểu 11: Chắn tay kiếm bằng đồng loại tròn dẹt. Chính giữa trổ thủng ô hình thang, hai bên trổ thủng hai ô hình chữ V. Trên cả hai mặt đúc nổi hoa lá và rồng mây. Đường kính 7,8 cm. Đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Chắn tay kiếm này mua của Nguyễn Ngọc Lan tìm dưới đất làng Đại Vị, Bắc Ninh.

+ Kiểu 12: Chắn tay kiếm bằng đồng loại tròn dẹt. Chính giữa trong ô bầu dục trổ thủng hình tam giác, hai bên trổ thủng hình chữ D cong cân xứng. Trên hai mặt đúc nổi chim phượng hoàng đậu trên cành cây và khóm lá trúc. Đường kính 7cm. Đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Mua của Bergeren 1/9/1910.

+ Kiểu 13:Chắn tay kiếm bằng đồng loại tròn dẹt. Trong ô hình bầu dục hai đầu nhọn trổ thủng hình tam giác. Hai bên trổ thủng hai ô hình bầu dục cân xứng. Trên hai mặt đúc nổi và khắc chìm, trổ thủng phong cảnh lâu đài sóng nước. Gờ viền ngoài cắt khấc. Đường kính 7,2 cm. Đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Sưu tầm tại Kyoto, Nhật Bản.

+ Kiểu 14: Chắn tay kiếm bằng đồng loại tròn dẹt. Gờ ngoài uốn lượn, chính giữa trong ô bầu dục trổ thủng hình tam giác, hai mặt đúc nổi hình rồng có vảy nhiều lớp như vảy rắn. Trên một mặt khắc trên ô bầu dục hai dòng chữ Hán: Ký nội tác và Việt tiền trụ. Đường kính 7,3 cm. Đời Giang Hộ, thế kỷ 17-18. Hiện vật trao đổi trong sưu tập BT Hoàng gia Nhật 1950.

TS.Nguyễn Đình Chiến-Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4391

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Gốm truyền thống Nhật Bản (phần cuối)- Một số dòng gốm ở Nhật Bản

Gốm truyền thống Nhật Bản (phần cuối)- Một số dòng gốm ở Nhật Bản

  • 10/01/2014 14:05
  • 7015

Nhật Bản có một truyền thống sản xuất gốm lâu đời với rất nhiều các dòng gốm khác nhau. Mỗi dòng gốm đều có kỹ thuật và các thiết kế phong phú và độc đáo riêng của mình. Sau đây xin được giới thiệu một số dòng gốm tiêu biểu mang đậm nét truyền thống của gốm sứ đất nước hoa anh đào.