Nghệ thuật gốm truyền thống của Nhật Bản có thể được xem là tốt nhất trên thế giới. Do sự hội tụ rất nhiều yếu tố tự nhiên như: Sự giao lưu ảnh hưởng từ Trung Hoa, Triều Tiên và phương Tây, cùng những người nghệ sĩ và thợ thủ công Nhật dòng dõi tài ba với niềm đam mê cuồng nhiệt và nghệ thuật ẩm thực truyền thống được bày biện trên đồ đựng tinh xảo.
Vào cuối thế kỷ 16, Toyotomi Hideyoshi, một trong những nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng nhất của Nhật Bản, ông là người đã cương quyết cho bắt cóc những người thợ gốm Triều Tiên và mang họ về Nhật, câu chuyện này ngày nay được kể đến và coi đó phải chăng như là “Những cuộc chiến tranh về đồ gốm ?”. Rất nhiều những người thợ gốm Triều Tiên được đưa tới các thái ấp để đào tạo các thợ gốm của Nhật, cho đến ngày nay vẫn còn nhìn thấy những sự ảnh hưởng đó. Đồ gốm Triều Tiên được ưa chuộng, đặc biệt những đồ vật nhỏ được sản xuất ra để sử dụng hàng ngày, bởi vậy người Nhật minh họa nó mang tính chất nghệ thuật của “wabi sabi - vẻ đẹp hoang sơ đơn giản”.
Hideyoshi là bậc thầy về quân sự, tài ba và dũng cảm, nhưng trong thế giới nghệ thuật trà ông lại chỉ là một học trò. Bậc thầy về Trà đạo, là Sen-no Rikyu, người đã phát minh ra trà wabi, và đặt làm những bát trà wabi sabi, hầu hết chúng được làm với kỹ thuật nhẹ lửa và không tráng men. Những bát này được Chojiro - thợ gốm bậc thầy người Triều Tiên làm ra, những sản phẩm đó cũng là điểm nhấn rực rỡ và trở nên hoàn hảo trên “con đường phát triển của đồ gốm dùng để uống trà” - qua nhiều thế kỷ những sản phẩm gốm đã trở thành một phần trong tâm hồn của trà đạo.
Sen-no Riyku cho rằng con đường của trà nên được phổ biến tới dân chúng. Tầm ảnh hưởng của ông vượt xa trên cả Hideyoshi, uy thế ấy tác động đáng kể tới đời sống thẩm mỹ, những ý tưởng của ông định hình giúp chúng ta nhận biết được nghệ thuật Nhật Bản ngày nay - bởi sự phổ biến và nét rất văn hóa của nó.
Giã đất sét tạo nguyên liệu bằng cối, chày lợi dụng từ sức nước.
Trong không khí của sự sáng tạo, đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Người thợ gốm và bậc thầy của trà là Furuta Oribe đã có phát minh táo bạo bằng việc vẽ tự do các loại hình với nhiều họa tiết màu nâu và tráng lớp men xanh mờ, việc làm này đặt nền móng hình thành nên phong cách Oribe và vẫn tiếp tục phổ biến cho tới ngày nay. Đây là thời kỳ đánh dấu sự quay trở lại của dòng gốm Nhật Bản, ở thời kỳ này gốm bản địa được ưa chuộng hơn sản phẩm gốm nhập khẩu.
Cuối thế kỷ 17, đánh dấu sự phục hưng của thẩm mỹ Nhật Bản và là sự nở rộ về nghệ thuật, Ogata Kenzan, người thợ gốm được sùng kính nhất trong lịch sử Nhật Bản, xưởng gốm của ông được bắt đầu hình thành ở Narutaki và mở rộng ra Kyoto. Ông sớm chuyển xưởng gốm của mình tới vùng trung tâm của Kyoto, và trở nên thịnh vượng ở nơi đây. Ông là em trai của nghệ sĩ Rimpa nổi tiếng Ogata Korin, từ gốm sứ nhập khẩu cổ điển ông đã tạo ra phiên bản gốm Nhật bằng việc ông tự do vẽ thêm lên đó những họa tiết trang trí và những kiểu dáng được phỏng theo từ các bức tranh, những cái quạt và đồ sơn mài. Lấy cảm hứng từ những bức tranh của anh trai (trên thực tế, Korin thường thiết kế những bát trà cho em trai của ông) và trong mỗi một sản phẩm gốm là sự hoàn thiện của một bức tranh, tuy thế nó sẽ trở nên sống động hơn nữa khi đồ ăn được bày biện một cách khéo léo trên đó.
Tạo dáng các sản phẩm gốm
Kế tiếp tới thời Minh Trị (1868 - 1918) cùng với việc mở cửa giao thương với phương Tây, gốm sứ Nhật Bản khi đó được làm bằng tay, thô xơ, không hoàn hảo và bị yếu thế trong một thế giới đã trở nên hiện đại hơn. Một vài gia đình Nhật đã theo phong cách của phương Tây, họ ưa thích những loại bàn ghế trong các bữa ăn truyền thống. Đi kèm với phong cách phương Tây là những loại gốm sứ như gốm Trung Hoa và thời gian đầu chúng được nhập khẩu vào Nhật.
Trong khi đó trên khắp Nhật Bản các thợ gốm chuyên sản xuất các loại đĩa gia dụng hàng ngày đã trở nên khó kiếm sống bằng nghề của họ, có rất nhiều người đã từ bỏ công việc này và chuyển sang chăn nuôi hoặc làm nghề khác. Nghề gốm truyền thống phong phú của Nhật có nguy cơ biến mất.
Vào những năm 1920, chịu ảnh hưởng bởi phòng trào nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ của Anh qua các tác phẩm của William Morris, Yanagi Soetsu một nhà sưu tập đồ gốm dân gian và nghệ thuật đã cố gắng để đảo ngược xu hướng khi đó. Ông cùng những thợ gốm Kawai Kanjiro, Hamada Shoji đã hình thành phong trào Mingei (thuật ngữ này do Soetsu phát minh ra) nó có nghĩa là “nghệ thuật của nhân dân”. Cho đến ngày nay cuốn sách “Nghệ nhân vô danh” - The Unknown Craftsman của ông vẫn là một tác phẩm kinh điển, ở đó ghi lại những kỷ niệm khiêm tốn, nghề làm gốm dân gian vô danh cùng những tư tưởng lớn.
Đưa các sản phẩm vào lò nung
Vào thời kỳ Đại chính (1912-1926) - dưới sự trị vì của Nhật hoàng Taisho, với sự trùng hợp một cách hoàn hảo giữa sự quan tâm trở lại của người Nhật về nghệ thuật gốm và nhờ có phong trào Mingei, gốm truyền thống Nhật Bản một lần nữa được phục hồi và được giới tri thức đánh giá cao trong dòng gốm dân gian.
Nhật Bản ngày nay đã có một ngành công nghiệp gốm sứ vững mạnh. Việc kiếm sống được nhờ nghề gốm không chỉ có những người thợ gốm của những dòng họ danh tiếng; mà còn cả những người thợ gốm trẻ họ tách ra làm việc độc lập, họ tự điều hành phát triển bằng tài năng và sự sáng tạo của mình.
Bắt đầu những hành trình về gốm sứ Nhật, xin giới thiệu thêm các phong cách của các dòng gốm ở Nhật, trong đó là việc giới thiệu ngắn gọn về lịch sử của chúng, bao gồm các dòng gốm Bizen, Iga, Raku, Mimpei, …. (còn tiếp phần 2)
Người dịch: Nguyễn Thị Lan (phòng Bảo quản)
Bản gốc: savoryjapan.com; Ảnh: mingei.com