Với giá trị của di tích, đền thờ Văn Phong đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh và thành phố năm 2012.
Với giá trị của di tích, đền thờ Văn Phong đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh và thành phố năm 2012.
1. Đê đập Bình Định qua ghi chép
Ghi chép về vùng đất Bình Định trong mục “Đê đập” có thấy nói đến những công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu canh tác nông nghiệp. Đại Nam nhất thống chí cho biết, trên vùng đất Bình Định có tới 30 con đập lớn nhỏ như vậy. Sự ra đời của những công trình này cũng chưa thể đoán định được chủ nhân ban đầu là ai, có quan điểm cho rằng nó được hình thành từ thời Chúa Nguyễn: “Dưới thời Chúa Nguyễn, đặc biệt là thời Tây Sơn, các công trình Thủy lợi ở Phủ Quy Nhơn được chú trọng thực hiện. Các đập Lộc Đổng, xã Đồng Hươu, cách thị trấn Phú Phong 8 km về phía Đông, đập Kiền Kiền ở xã Bình Phú, đập Văn Phong ở thôn Phú Lạc (quê ngoại của gia đình nhà Tây Sơn) là những công trình thủy lợi lớn từ đầu thế kỷ XVIII.”.. rất có thể nó được kế thừa từ những công trình do người bản địa (người Chăm) xây dựng trước đó? Bởi người Chăm là những chủ nhân rất giỏi trong nghề đi biển và còn giỏi trong xây dựng các công trình dẫn thủy nhập điền. Với người Bình Định gọi các công trình đập nước này là yểng, “yểng theo âm Hán-Việt (địa phương gọi là hớn), đúng chính là yển, âm Bắc kinh gọi là Yán, có nghĩa là đập để ngăn nước” (Diệp Đình Hoa ).
Khởi thủy của những con đập này cho đến nay chưa có tư liệu nào cho biết một cách cụ thể, có lẽ ban đầu là những con đập tạm bợ “ đập bổi” là một dạng dùng cành cây nhỏ bó thành bó ngăn dòng nước cho chảy vào mương dẫn nước một khu ruộng canh tác, sau dần do yêu cầu tưới tiêu rộng hơn cần một lượng nước nhiều hơn mới hình thành nên những con đập bền vững. Để hình thành nên những công trình thủy lợi, ban đầu người ta huy động sức cộng đồng để khai mương, đắp đập, nhưng do yêu cầu quy mô của từng con đập, thời gian thi công bắt buộc phải kéo dài đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định, ngoài nguồn đóng góp tự nguyện còn có sự tham gia của những người giàu có trong vùng. Bà Châu Thị Ngọc Diên ở Đập Đá An Nhơn bỏ tiền ra xây dựng đập Đá An Nhơn là một ví dụ. Trong số 30 con đập lớn nhỏ vùng này, ngoài Đập Đá - An Nhơn, Đập Mỹ Hòa - Lộc Đổng vv… đập Văn Phong - Tây Sơn được xem là công trình thủy lợi lớn nhất vùng này: “Đập Văn Phong: có tên nữa là đập Kiên-mĩ, ở thôn Trinh-tường, huyện Tuy -viễn; xưa gọi là đập Văn -phong là do họp người 7 thôn để đắp, năm hạn hán khi đảo vũ, cho người làm cho nước vọt lên như hình mở đập thì được mưa ngay ” ĐNNTC. H.1971.tr49
Gọi là đập nhưng khi đến tận nơi không nhận ra là một con đập thực thụ mà chỉ là một công trình khai thông dòng chảy tự nhiên, điều làm cho chúng ta kinh ngạc và khâm phục sự thông minh sáng tạo của người xưa đã sáng tạo ra hệ thống dẫn thủy nhập điền mà cho đến ngày nay vẫn được sử dụng. Cái vĩ đại của ông Văn Phong là nhìn ra được tiềm năng của nguồn nước tự nhiên của sông Côn hùng vĩ đưa về tưới cho đồng ruộng quê mình. Do lợi dụng dòng chảy tự nhiên để đưa nước về vùng hạ nguồn, trước hết về địa hình phải có một độ dốc nhất định, ông ta đã đi về thượng nguồn của dòng sông và khúc sông Phú Lạc, Bình Thành (trong tư liệu gọi là Kiên Mỹ) đã đáp ứng được điều kiện đó, cái hay là cũng chính nơi đây là đất phát tích của 3 anh em nhà Tây Sơn. Nơi ngăn dòng đập Văn Phong về mùa khô chặn dòng cho nước chảy vào mương dẫn về hạ lưu lấy nước tưới cho đồng ruộng, nhưng về mùa mưa lại xả ra để xả lũ, đó là một sự sáng tạo của ông. Ngoài hình thành đập, ông còn thiết kế hệ thống kênh mương đi về các xã trong vùng, tổng chiều dài là 12.000m, việc phân chia nguồn nước cũng rất khoa học, dẫn nước tưới cho đồng ruộng của 7 thôn xưa kia, sau này là 7 xã phía đông huyện Tây Sơn.
Văn Phong là tên gọi của một nhân vật trong lịch sử, hành trang của ông không thấy ghi chép nhiều, trong Đại Nam nhất thống chí cũng chỉ thấy ghi chép đôi dòng nội dung cũng chỉ đề cập đến một công trình dẫn thủy nhập điền. Trải qua gần bốn thế kỷ, đập Văn Phong vẫn tồn tại, không người dân nào trong vùng lại không biết đến lợi ích của công trình này. Đó là một dòng nước khởi nguồn từ sông Côn chảy qua Phú Lạc, uốn khúc theo những con mương rộng chừng 5-6 m, qua các đồng ruộng, mương gò chạy dài trên 12 km, dẫn nước tưới cho các đồng ruộng miền Đông Nam Tây Sơn, từ thôn Phú Lạc đổ xuống Kiên Mỹ (xã Bình Thành) qua Kiên Luông, Kiên Ngãi, Trường Định, Vân Tường đến Mỹ Yên, Mỹ Đức và đổ xuống Bính Đức. Suốt mấy thế kỷ qua, cứ mỗi năm một lần người dân tổ chức nạo vét lòng mương để khơi thông dòng chảy. Người chịu trách nhiệm trông nom công việc này là ông Cả Yểng - ngang hàng với chức sắc Hương Lý. Vì ông Văn Phong là người dân Mỹ Đức nên chức Cả Yểng trong suốt mấy thế kỷ qua đều giao cho chính dân làng Mỹ Đức đảm nhiệm. Để ghi nhớ công đức của ông Văn Phong, người dân đã xây dựng miếu thờ ông ở làng Mỹ Đức. Sách “Đại Nam thực lục” có ghi: “Vùng hạ lưu sông Côn, từ Kiên Mỹ đến Thị Nại cũng có hơn 30 đập lớn nhỏ. Hiện nay vùng này vẫn còn một số di tích miếu thờ các bậc tiên hiền có công đắp đập, khai thông mương máng như: Miếu Văn Phong ở xã Tây An; miếu bà Châu Thị Ngọc Me và bà Trần Thị Ngọc Lan ở Đập Đá...”. Hàng năm, dân làng Mỹ Đức tổ chức ngày giỗ ông vào mùng một tháng 11 âm lịch. Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh, Đình Văn Phong bị tàn phá. Người dân trong làng đã tự nguyện góp công, góp của khôi phục, trùng tu để có chỗ thờ tự vị tiên hiền có công đào mương, đắp đập, dẫn nước tưới tiêu. Tuy nhiên, với khuôn viên kiến trúc như hiện nay quả thật chưa xứng đáng với công lao của ông cho người dân vùng này.
2. Cơ cấu tổ chức quản lý nước ở Bình Định và đập Văn Phong
Tổ chức việc khai thác các nguồn đập nước ở Bình Định người ta gọi là “Yểng”, là một tổ chức tự nguyện của những người làm ruộng có liên quan chung đến nguồn nước, tức một đập ngăn nước, do đó một làng có nhiều yểng, hoặc ngược lại một yểng có liên quan đến nhiều làng. Tổ chức này gọi là yểng, có liên quan đến việc thờ tiền hiền tổ chức đắp đập làm hồ chứa. Trong văn tự (hoặc trong vài trường hợp đặc biệt lúc nói) người ta vẫn dùng khái niệm bản đài hay đài. Hiện tượng giữa viết và nói khác nhau vẫn là chuyện thường gặp ở nhiều nơi, có điều là trong trường hợp có mối liên hệ chuyển tiếp chưa được làm sáng tỏ, như chuyện có bàn thờ thần đập nước không.
Yểng là một tổ chức dẫn nước vào ruộng theo các đập nước,để dẫn thủy nhập điền.Căn cứ theo nguồn nước có thể có mấy loại yển như sau :
{C}{C}
Đắp đập thượng nguồn các sông suối, ngăn lại thành hồ chứa nước, rồi khai thông các kênh mương để dẫn nước vào rộng. Mỗi một đập nước có thể liên quan đến những chuyện tưới cho những cánh đồng của một xã từ kênh chung dẫn vào các mương thuộc các xã khác nhau. Hình thức đập kiên cố.
{C}{C}
Khai mương để dẫn nước về tưới ruộng, kênh và mương có thể liên quan đến những cánh đồng của một xã từ kênh chung dẫn vào các mương thuộc các xã khác nhau. Hình thức đập tạm thời.
{C}{C}
Ngăn suối dùng xe đưa nước và ruộng. Hình thức đập theo mùa khô.
Tổ chức yểng:
Mỗi yểng có một ban yểng do những người làm ruộng bầu ra. Thực chất ban yểng thường là do những người giàu có, nhiều ruộng nhưng không làm ruộng, cắt đặt. Một yểng thường lập ra một miếu yểng, mỗi năm cúng một lần vào đầu năm. Mỗi năm sau khi ăn yểng, cúng yểng, người ta mới tổ chức hỏi ý kiến bản đài. Nếu có điều ra tiếng vào, thắc mắc với ban yểng, người ta sẽ tổ chức bầu lại. Nếu không có gì thắc mắc thì cho qua, ban yểng vẫn cứ tiếp tục điều hành nhiệm kỳ tiếp theo.
Miếu yểng thờ ai? Điều này chỉ còn những từ 70 tuổi trở lên mới nhớ, nhưng lại không được rành rẽ cho lắm, vì các miếu yểng bị giặc Pháp càn xuống đốt phá từ năm 1947. Những người nhớ được cho rằng miếu yểng thờ bà. Thờ bà là một tên người phổ biến trong yểng. Bà có thể là thánh mẫu, đại diện cho nước, rừng, ruộng. Có thể bà là một nhân vật có liên quan đến Ponagar (húy Thiên Y A Na)… Bà Đài cũng là một tên có liên quan đến PôNagar, thường được phiên âm là Pallei, hay qua các địa danh Bình Định vào đến Đông Nam bộ. Do đó khái niệm yểng còn ý là Yừn, bữa tiệc thịnh soạn được bà (Thủy Thần) ban cho vào ngày đầu năm, cầu cho mưa thuận gió hòa, dừng làm đập.
Ban yểng về mặt lý thuyết do bản hội bầu ra, nhưng tri huyện quản lý rất chặt chẽ về mặt hành chính. Nếu việc chia nước không được công bằng, xảy ra kiện tụng thì tri huyện phải trực tiếp xuống xử lý. Có khi phải xuống tận nơi chia nước ngay tại đập.
Một ban yểng có 4 người làm việc tự nguyện không có thù lao. Tên gọi lúc đầu không thống nhất lắm: trùm yểng, điển yểng và hai giáp yểng, cũng có nơi gọi tri yểng, trùm yểng và hai giáp yểng. Tri yểng lớn hơn trùm yểng. Sau đó thống nhất gọi trùm yểng là chánh yểng, thứ đến là phó yểng và hai giáp yểng. Sau năm 1945 chánh yểng được gọi là nông đoàn chánh yểng, sau năm 1950 đổi lại là nông dân chính yểng. Sau năm 1954 tổ chức này coi như không còn tồn tại nữa.
Về lý thuyết ban yểng làm hai việc không công nhưng cũng cần có một chi phí để lo liệu công việc. Người ta cho phép trùm yểng và tri yểng, tức ông chánh, ông phó mỗi năm mỗi người được bán 4 giờ nước để lấy tiền lo liệu mọi việc. Số tiền này gọi là tiền bán nước đài. Tiền bán nước đài là tiền được quy định chính thức. Ngoài thu hoạch chính thức này, ban yểng cũng làm thêm qua các vụ làm ăn khác, dân làng ai cũng biết nhưng đều bỏ qua, vì mọi người đều cho rằng việc bán nước đài thu được không là bao, hơn nữa ai cũng muốn cho công việc được tiến hành cho nhanh là được. Trên cơ bản những công việc thu không chính đáng gồm có:
{C}{C}
Thu nước khẩu, tức là chấp nhận cho khai thêm để thu tiền, ai không muốn đi làm mương, đắp đập thì nộp tiền để ban yểng thuê người khác làm thay. Số tiền này ban yểng có thể chi tiêu, với điều kiện công việc phải hoàn thành.
{C}{C}
Thu những khoản tiền khác.
Hàng năm việc cắt bổ đắp đập, khai mương…tùy từng điều kiện cụ thể có sự phân bổ rõ ràng tùy theo diện tích được tưới. Nhiều người thông đồng trước với ban yểng, khởi công, điểm danh, báo cáo có mặt. Sau lúc điểm danh thì ở nhà vì ban yểng thu tiền lo lót rồi. Trên nguyên tắc nếu ai khi điểm danh vắng mặt, ban yểng sai giáp yểng mang thanh la đi tróc họ. Nếu không có tiền nộp giáp yểng có quyền xiết nợ, tịch thu tài sản trong nhà, về phát mãi thế chấp.
Cung cách quản lý nước theo lệ:
Lệ là quyền được tháo nước mỗi ngày, mỗi đêm. Mỗi lệ được tính hai ngày nước: Ngày được tính là 6 giờ nước, đêm cũng 6 giờ nước. Mỗi ngày mỗi đêm là 1 lệ, tức hai ngày nước. Hiệu lệnh của mỗi lệ nước được điều khiển bằng tiếng thanh la và quy định cụ thể phía trên mỗi ống gỗ gồm 14 mặt gọi là BANG. Như vậy mỗi bang nước gồm 14 ngày tức 7 lệ. Người ta cho rằng trước đó mỗi bang chỉ có 6 lệ. Sau đó có người làm 7 lệ, cho nên các bang yểng làm theo. Lệ được phân ra ba cấp.
{C}{C}
Lệ nhất là lệ nhất đầu
Lệ nhất là lệ nhất đuôi
Lệ nhì gồm lệ nhì đầu
Lệ nhì gồm lệ nhì đuôi
Lệ ba gồm lệ ba đầu
Lệ ba gồm lệ ba đuôi
Việc phân chia theo quy định 4 cấp
a. Nước lệ - Hai ngày được tính là hai ngày công. Việc tháo nước trước hay sau rất quan trọng cho nên nước lệ theo quy định đi luôn một ngày, một đêm. Do đó nước lệ cũng được gọi là nước tháo.
b. Nước ngày - Một công, tùy theo sự phân công được tháo về đêm hay ban ngày.
c. Nước khắc - Đi một ngày phải nghỉ 3 hay 4 ngày mới được tháo tiếp.
d. Nước thẻ - Lúc khẩn cấp việc phân nước không theo bang mà theo các thẻ được cấp đột xuất.
Việc phân nước cho từng người được ghi trên ống bang. Đến phiên ai được tháo nước thì người đó giữ ống bang. Hết phiên họ lại chuyển cho người kế tiếp. Hết mỗi đợt ghi trên ống bang lại trở về người đầu tiên. Các cụ ở đây thường dùng câu nói chữ là: châu nhi phục thủy. Có lẽ khái niệm chung mới sát nghĩa hơn. Chung là hết, thì trở về với (khởi) thủy. Ống bang được phân chia, tự giao từ người này đến người khác và ai cũng tuân thủ rất nghiêm ngặt.1
3. Tổ chức yểng Đập Văn Phong
Công trình do cụ Văn Phong làng Mỹ Đức, xã Tây An, huyện Tây Sơn lập ra.
Theo các bậc cao niên vùng này cho biết, cụ quê Mỹ Đức, cho nên xưa đến khi hình thành HTX 1975, Ban yểng đều là người Mỹ Đức.
Trước đây không nắm được chỉ biết từ năm 1930 đến nay. Đứng dầu ban yểng thường được phân theo dòng họ lớn trong làng.
Họ Nguyễn có: ông Cả Biểu; Cả Bỉnh
Họ Võ có: ông Cả Bính
Họ Đặng: Ông Cả Cần; Cả Thu; Cả Thiệp; Cả Siềng
Sau năm 1945 ông cả Dương người Mỹ Thuận
Đốc Yểng: Võ Luyện; Bùi Khả
Sau năm 1954: Mạc Phong; Nguyễn Đổng; Nguyễn Minh; Bùi Khả
Vị trí cả yểng trở lại ban đầu
Sau năm 1975 tổ chức yểng Văn phong được sắp xếp lại thành Ban quản lý
Ông Hồ Đông An (An Vinh làm trưởng ban; Bùi Khả (người Mỹ Đức); Huỳnh Bá.
Về tên gọi
Ban yểng gồm có:
Ban yểng và 4 trùm mương là 1,2,3,4 mỗi trùm mương quản lý 40 phu xúc cát, người thu tiền thủy lợi do mỗi thôn cử 1 người chịu trách nhiệm thu. Trước đây diện tích tưới tiêu ít nên khối lượng nạo vét chưa được mở rộng. Sau ngày giải phóng, thành lập HTX nông nghiệp, diện tích canh tác mở rộng lên đến 12 HTX trên toàn huyện, do vậy khối lượng nạo vét cũng nhiều hơn. Nhân công nạo vét chia làm 5 đoàn nhân lực gồm: Đoàn Bình An Bắc, Bình An Đông, Bình Hòa, Bình hòa 3. Mỗi đoàn phải điều động nhân lực từ 60 người trở lên.
Thời gian thi công nạo vét:
Vụ Đông Xuân: Sau ngày giỗ của cụ là 1.11.AL mới ra quân nạo vét.
Vụ Hè thu: sau ngày giỗ cụ Bà 1.4.AL mới ra quân.
4. Hệ thống tưới tiêu Văn Phong.
Hệ thống kênh cấp 1 có chiều dài 12.000m, đi qua 4 rọ đến bờ đập chính, từ thị tứ Mỹ An đến thôn Phú Lạc xã Bình Thành. Hệ thống kênh chia làm 3 đoạn để nạo vét là:
Mương cùng: dài 3814m từ đầu mương nhất đến võ khổ Vĩnh Lộc xã Bình Hòa.
Tân Khai: dài 5100m từ Võ khổ Vĩnh Lộc đến suối Bà Trung.
{C}{C}
Mương trên : dài 3160m từ suối Bà Trung đến dưới hết thôn Phú Lạc xã Bình Thành.
Kênh tới cấp 2 gồm có mương nhất, nhì, ba, tư tưới từng thôn và cánh đồng thôn xã đó.
Hệ thống tưới có bờ bạn chặn nước đắp theo lệ quy định vào ngày đã có đặt sẵn.
Thi công công trình gồm khối lượng nạo vét và vật liệu xây dựng ro và đập chính gồm các sầm sáy,tré và độn bổi.
Diện tích tưới trong năm 3 vụ là 3.110 ha.
Đông xuân 911ha 0440
Hè thu 1090 ha 7651
Vụ 3 1.109 ha 0651
Thu thủy lợi phí do Hợp tác xã nông nghiệp đảm trách theo diện tích đăng ký hưởng nước nộp lại cho Ban quản lý Văn Phong bằng thóc quy ra tiền.
Số thóc thu trong năm
Đông xuân72 993 kg
Hè thu135399kg1
Hiện nay việc khai thác công trình thủy lợi Đập Văn Phong vẫn được duy trì nhưng vai trò HTX không còn chức năng quản lý khai thác nữa mà do xí nghiệp 5 thuộc Công ty khai thác thủy lợi Bình Định quản lý, khai thác.
Với giá trị của di tích, đền thờ Văn Phong đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh và thành phố năm 2012.
(Đinh Bá Hòa)
Theo vanhien.vn