Thứ Hai, 21/04/2025
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

06/08/2012 08:46 3010
Điểm: 0/5 (0 đánh giá)
Lượng khách đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia gia tăng từ khi bảo tàng trưng bày tấm bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản.

Tấm bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc do nhà Thanh xuất bản năm 1904, thể hiện rõ cực Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là tấm bản đồ có giá trị và ý nghĩa lịch sử lớn, góp phần quan trọng để du khách, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế, đặc biệt là nhân dân các dân tộc của Trung Quốc có thêm tư liệu, bằng chứng khách quan, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Bác Vũ Thịnh xem tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ"

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: “Ngày 25/7, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tiếp nhận một số tài liệu, hiện vật do các tổ chức, và cá nhân hiến tặng. Đáng chú ý là tấm bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904). Tấm bản đồ này do TS. Mai Ngọc Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Phả học Việt Nam trao tặng. Tấm bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc, thể hiện rõ cực nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau lễ tiếp nhận, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã nhận được sự quan tâm của đông đảo giới truyền thông và khách tham quan. Nhiều người mong muốn được đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để chứng kiến tận mắt bằng chứng quan trọng khẳng định chủ quyền biển đảo của tổ quốc”.

Sau một tuần trưng bày tại bảo tàng đã có hàng ngàn lượt du khách tới tham quan tấm bản đồ. Chị Lê Tuyết, Phòng Thông tin (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) cho biết: “Từ khi trưng bày bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, mỗi ngày có hàng trăm lượt khách tham quan bảo tàng. Lượng khách tăng lên vài chục người/ngày so với trước đây”.

Bác Vũ Thịnh- Nguyên Kỹ sư cầu đường, nhà ở 14/27/145, ngõ Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Tôi phải tìm đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tham quan bằng được vì theo dõi trên báo chí, phương tiện truyền thông về tấm bản đồ này. Theo tôi, đây là bằng chứng rất giá trị khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Là bản đồ của Trung Quốc mà ta có được, giờ được lưu giữ tại đây, ghi lại toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Thanh mà không có Trường Sa, Hoàng Sa của ta (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa). Rõ ràng đây là cái bằng chứng về việc Trường Sa, Hoàng Sa không phải của Trung Quốc. Cộng với những bằng chứng về các bản đồ mà chúng ta có của thời nhà Nguyễn nữa, ta có thể khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam”.

Bác Vũ Thịnh cũng chia sẻ mong muốn sẽ có nhiều người hơn nữa, đặc biệt là thế hệ trẻ, bạn bè quốc tế biết đến tấm bản đồ này cũng như nhiều bằng chứng khác về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa.

Tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” hiện được trưng bày tại phòng trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa biển Việt Nam” tại địa chỉ 216 Trần Quang Khải, Hà Nội. Thu hút đông đảo người dân quan tâm tuy nhiên, tấm bản đồ mới chỉ được trưng bày, chưa có chú thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Đây là điều rất đáng tiếc, bởi theo quan sát của chúng tôi, trong ngày, nhiều lượt khách tham quan nước ngoài đến bảo tàng, đứng xem bản đồ xong họ không hiểu gì lắm nên lại bỏ sang khu vực triển lãm khác.

Em Nguyễn Minh Trang, học sinh lớp 9, trường Lê Quý Đôn, Hà Nội cùng một nhóm bạn đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: “Em đến bảo tàng cùng bạn bè. Khi nhìn tấm bản đồ, chúng em không rõ lắm. Phải hỏi những người đến tham quan, khi mọi người nói với nhau đây là bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh vẽ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa thì em mới biết. Mong là bảo tàng sẽ có những chú thích để mọi người tiện theo dõi. Em sẽ về nói với gia đình, người thân để nhiều người biết hơn về tấm bản đồ và cùng đến xem. Đây là bằng chứng rõ ràng về việc Trung Quốc không có chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa”.

Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ Phòng Trưng bày, triển lãm của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: Việc triển lãm tấm bản đồ không nằm trong kế hoạch của bảo tàng. Khi tiếp nhận các hiện vật, trong đó có tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, nhiều người hỏi chúng tôi có triển lãm không. Thấy có nhiều ý kiến cho rằng nên triển lãm để đông đảo nhân dân được biết về tấm bản đồ nên chúng tôi đưa ra triển lãm luôn. Bình thường, một triển lãm, chúng tôi phải chuẩn bị trước cả năm trời, trong khi tấm bản đồ này được tiếp nhận là triển lãm luôn. Do nhu cầu của người dân muốn được biết về tấm bản đồ nên trước mắt, bảo tàng sẽ trưng bày như vậy. Trong thời gian tới, bảo tàng sẽ dịch, làm chú thích cẩn thận hơn để nhiều du khách trong và ngoài nước hiểu về tấm bản đồ này.

Bài &ảnh: Hồng Hà

toquoc.vn

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

Loại hình chân chạc trong đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên

  • 11/06/2019 08:28
  • 4961

Là loại hình di vật độc đáo xuất hiện từ văn hóa Phùng Nguyên và tồn tại qua các giai đoạn văn hóa tiếp sau (Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn). Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về tên gọi cũng như chức năng của loại hình hiện vật này. Chúng được gọi bằng nhiều tên khác nhau như hòn kê, ông đầu rau, vật hình cốc, vật hình phễu, vật hình sừng bò, vật giữ lửa, chân giò, chân chạc, vật có liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng nguyên thủy... Đến nay tên gọi chạc gốm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở dưới. Kích thước to nhỏ khác nhau.

Bài viết khác

Xôn xao “công nghệ” táng mộ độc đáo ở Đồng Nai

Xôn xao “công nghệ” táng mộ độc đáo ở Đồng Nai

  • 03/08/2012 22:50
  • 3024

Loại hạt “lạ” kỳ bí đã tuyệt chủng được rắc đều trong ngôi mộ đang thu hút sự chú ý của các nhà khoa học.