Thứ Bảy, 05/10/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

24/04/2019 15:33 4066
Điểm: 5/5 (2 đánh giá)
Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo được tỉnh Gia Lai xây dựng từ năm 2007 trong cụm di tích Tây Sơn Thượng đạo tại Thị xã An với vai trò lưu giữ và trưng bày những tư liệu, hiện vật của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn ở vùng Thượng đạo, đồng thời trưng bày những di sản văn hóa của đồng bào Bahnar ở Gia Lai. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, hiện vật của bảo tàng còn khá nghèo nàn do công tác sưu tầm, phục chế trong nhiều năm chưa được quan tâm.


Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo tại Thị xã An Khê (Gia Lai)

Từ năm 2014 đến 2019, một số lượng lớn hiện vật đá đã được đưa về lưu giữ tại bảo tàng này gồm các loại hình rìu tay, công cụ ghè một mặt, công cụ ghè 2 mặt, mũi nhọn, công cụ chặt thô, dao, nạo, hòn ghè, hạch đá, công cụ mảnh tước và hàng trăm mảnh thiên thạch (tektite)... Đây là những hiện vật thu được trong các cuộc điều tra, khảo sát và khai quật tại các địa điểm Sơ kỳ Đá cũ trên địa bàn Thị xã An Khê trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Khảo cổ học Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Gia Lai với Viện Khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk (LB Nga). Kết quả nghiên cứu cho thấy tại vùng đồi gò An Khê ở thượng du sông Ba, từ rất sớm có thể đã là địa bàn sinh sống của Người đứng thẳng - Homo Erecetus.


Sơ đồ các địa điểm Sơ kỳ Đá cũ tại Thị xã An Khê (Giai Lai) (Nguồn: Nguyễn Khắc Sử 2019)

Những hiện vật này hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo. Vừa qua, nhân dịp tổ chức Hội thảo quốc tế Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè đá 2 mặt châu Á” cuối tháng 3 năm 2019 tại thị xã An Khê, Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo đã chỉnh trang và đưa những hiện vật quý này vào trưng bày tại Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo.


Hội thảo Kỹ nghệ đá cũ An Khê trong bối cảnh các kỹ nghệ ghè đá 2 mặt châu Á” được tổ chức tại An Khê (28 và 29/4/2019)

Những hiện vật đá được trưng bày tại tầng 3 của Bảo tàng, bài trí theo vị trí của các địa điểm đã khai quật là Gò Đá, Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4, Rộc Tưng 7 và hiện vật sưu tầm tại các địa điểm sưu tầm khác như Rộc Tưng 10, Rộc Tưng 14, Rộc Gáo, Rộc Hương, Rộc Lớn, Rộc Nếp, Núi Đất… Trong đó, những chiếc rìu tay An Khê được đặt ở vị trí trang trọng nhất của gian trưng bày.

Phòng trưng bày Di tích Đá cũ An Khê tại Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo

Trưng bày các công cụ đá

Trưng bày các mảnh thiên thạch (tektite)

 

Rìu tay trong phòng trưng bày

Trưng bày Sơ kỳ Đá cũ An Khê tại Bảo tàng Tây Sơn Thượng đạo tuy mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những di vật đá, cũng như chưa thể hiện được những điểm nhấn và các giai đoạn phát triển của di tích. Song qua đó, người xem cũng thấy được vai trò quan trọng của các di tích Sơ kỳ Đá cũ An Khê trong tiến trình phát triển của lịch sử  nhân loại.

Nhà bảo tồn di tich Sơ kỳ Đá cũ Rộc Tưng 4

Cùng với các điểm Nhà Bảo tồn di tích Sơ kỳ Đá cũ Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4, Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo sẽ là những nơi lưu giữ, bảo tồn và cung cấp những tư liệu quý giá cho công tác nghiên cứu, phát huy giá trị di sản cho các nhà nghiên cứu cũng như những người quan tâm trong và ngoài nước. 

Chu Mạnh Quyền 
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Chia sẻ:

Bài nổi bật

Bài viết khác

Phát huy giá trị hiện vật từ các con tàu đắm lưu giữ tại BTLSQG

Phát huy giá trị hiện vật từ các con tàu đắm lưu giữ tại BTLSQG

  • 14/03/2019 15:36
  • 3445

Do vị trí nằm bên bờ biển Đông, Việt Nam có bờ biển dài, vùng biển rộng với hàng ngàn hòn đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Biển, đảo là bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đã từ lâu, Biển Đông luôn giữ vai trò là cầu nối văn minh, là “ngã tư” tuyến đường huyết mạch giao lưu văn hóa và thương mại quốc tế giữa phương Đông với phương Tây.