Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay đang lưu giữ Bộ sưu tập hiện vật thuộc các quốc gia khu vực Đông Nam Á: Myanma, Lào, Campuchia, Thái Lan. Các nhóm hiện vật bao gồm các chất liệu như: đá, ngọc, thủy tinh, đồng, bạc, gốm, sứ, gỗ… có niên đại khoảng thế kỷ 2 - 1 TCN đến thế kỷ 19. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi chỉ xin giới thiệu nhóm hiện vật tượng Phật chất liệu gỗ trong bộ sưu tập, bao gồm:
Campuchia: nhóm hiện vật có niên đại thế kỷ 19.
Tượng Phật, số đăng ký LSb.208; cao: 90,0; dầy: 18,5; đkđ: 19,5. Tượng Phật gỗ thếp vàng đứng trên bệ, cao 2 tầng, mặc áo hở vai, có dải vắt qua, thắt dây lưng choàng tấm vải rộng, 2 tay giơ ngang bụng, chân đeo vòng kim loại. Mắt đính hạt. (ảnh 1: tượng Phật)
Tượng, số LSb.338; cao: 71,5; rộng: 39,0; đkđ: 26,0. Tạc vũ nữ đeo mặt nạ đang múa trên bệ tròn, mặc áo có cầu vai và dải váy cong, thân chạm khắc hoa văn. (ảnh 2: Tượng vũ nữ)
Tượng, số LSb.207; cao: 51,5; rộng: 17,0; đkđ: 10,0. Tạc hình vũ nữ đang múa, đứng trên bệ hình chữ nhật, áo trang trí hoa văn.
Lào: nhóm hiện vật có niên đại thế kỷ 19.
Tượng Phật, số LSb.80; cao: 33,2; rộng: 8,5; dầy: 7,5. Tượng Phật đứng trên bệ hình chữ nhật có gắn mắt bằng thủy tinh, mặc áo choàng dài, tay để vuông góc ngửa ra, trong có dấu tròn. Tượng phủ sơn nâu, ngoài thếp vàng.
Phù điêu tượng Phật, số LSb.39067; cao: 124,5; rộng: 35,5; dầy: 7,0 và Phù điêu, số LSb.39068; Cao: 126,5; rộng: 35,0; dầy: 7,0. Hai Phù điêu tượng Phật đứng trên bệ sen, tay cầm cành hoa sen, đầu đội mũ chóp nhọn. (ảnh 4: Phù điêu tượng Phật).
Tượng Phật ngồi dưới tòa Naga, số LSb.157; dài: 6,7; rộng: 8,3; cao: 30,0. Tượng Phật ngồi định thiền dưới tòa Naga, vai để trần, đầu đội mũ có chóp nhọn. (ảnh 5: Tượng Phật ngồi dưới tòa Naga).
Myanma: nhóm hiện vật có niên đại thế kỷ 19.
Tượng Phật, số LSb.39065; cao: 90,0 dầy: 18,5; đkđ: 19,5. Tượng Phật ngồi định thiền trên bệ 2 tầng. Tóc xoắn ốc có chỏm nhọn. Mắt đính hạt. (ảnh 6: tượng Phật)
Tượng Phật, số LSb.39064; dài: 75,8; rộng: 30,3; cao: 29,5. Tượng Phật nhập niết bàn gỗ sơn son thếp vàng, nạm kính gương, đá. Đầu đội mũ chỏm tròn. Tay phải chống, tay trái duỗi thẳng đặt ngửa trên mình. Mặc áo choàng hở vai. (ảnh 7: tượng Phật)
Tượng Phật ngồi trên lưng 3 con voi, số LSb.104; dài: 23,5; rộng: 22,0; cao: 52,5. Tượng Phật ngồi định thiền trên lưng 3 con voi, mặc áo choàng hở vai.
Tượng phật, số LSb.103 dài: 29,0; rộng: 16,0; cao: 54,0.Tượng phật ngồi định thiền trên bệ 2 tầng, đầu đội mũ có chỏm nhọn, áo choàng hở vai. Bệ trang trí hoa dây.
Tượng vua Dhammceti (trị vì năm 1547), số LSb.408; cao: 146,5; rộng: 38,0; dầy: 25,0. Tượng đứng trên bệ sen, mặc áo choàng. Một tay trái cầm vạt áo, tay phải cầm 1 vật nhỏ. (ảnh 8: Tượng vua Dhammceti)
Tượng Phật, số LSb.48; cao: 39,0; đkđ: 8,5. Tượng Phật đứng trên bệ cao có tòa sen thếp vàng, 2 tay nâng 1 dải dài uốn lượn từ trái qua phải.
Tượng Phật ngồi dưới tòa Naga, số LSb.47; dài: 18,5; rộng: 10,0; cao: 33,0. Tượng Phật ngồi định thiền dưới tàn Naga, bệ 3 tầng màu xanh, mặc áo hở vai, xếp nếp thếp vàng, 1 tay ngửa trước lòng, 1 tay chỉ đất.
Tượng Phật đứng trên bệ, LSb.58; dài: 17,0; rộng: 11,5; cao: 30,0. Bao gồm: 01 bàn thờ và 03 tượng loại nhỏ sơn đỏ, trên có 1 tượng Phật đứng sơn son thếp vàng, phía trước có 2 nhà sư đang quỳ, bàn thờ có 5 chân, có trang trí hoa văn nạm kính màu.
Thái Lan: nhóm hiện vật có niên đại thế kỷ 19.
Tượng Phật, số LSb 1; dài đế: 17,3; rộng đế: 17,3; cao: 70,0. Tượng Phật nạm kính gương sơn son thếp vàng, đứng trên bệ 3 tầng, 2 tay giơ ra đằng trước. (ảnh 9: tượng Phật)
Tượng Phật, số LSb 3; dài đế: 13,5; rộng đế: 13,1; cao: 45,5. Tượng Phật gỗ thếp vàng, đứng trên bệ cao 4 tầng hình bát giác. Bệ trên cùng khắc nổi hình búp sen. Bệ sơn son thếp vàng. Toàn thân tượng thếp vàng, khuôn mặt vuông vức, tai dài cong vểnh, miệng rộng nhếch môi lên trên, mắt nhỏ nhìn ngang. Vai ngang rộng, 2 bàn chân to. Tay phải đang giơ lên.
Tượng Phật, số LSb 26; dài đế: 25,5; rộng đế: 14,3; cao: 40,0. Tượng Phật gỗ thếp vàng, ngồi xếp bằng trên bệ cao 4 tầng, áo hở vai, 1 tay để ở lòng, 1 tay chỉ xuống đất. Tượng phủ đen thếp vàng, bệ thếp vàng, khắc nổi hoa văn.
Mỗi hiện vật là một câu chuyện về lịch sử và thông qua đó chúng ta hiểu được những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á có từ bao đời nay. Giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của những di sản văn hóa là trọng trách cao cả mà mỗi cán bộ trong ngành văn hóa nói riêng, cũng như mỗi công dân Việt Nam nói chung cần ý thức được điều này.
Một số hình ảnh hiện vật:
Đinh Quỳnh Hoa (Phòng QLHV)