1.Diện mạo và tính chất của Cổ Luỹ - Phú Thọ từ kết quả nghiên cứu thực địa
1.1. Di tích
Địa điểm Cổ Lũy - Phú Thọ thuộc địa bàn xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi có tọa độ 15o07'840'' vĩ độ Bắc và 108o53'116'' kinh độ Đông. Những dấu tích của phức họp di tích phân bố trên những núi đất cao nằm ở ngã ba sông Trà Khúc và sông Phú Thọ phần đổ ra biển (Cửa Đại) (bản ảnh 1). Parmentier đã có một thông báo ngắn về địa điểm này từ những năm đầu của thế kỷ 20. Theo đó phía trước núi Bàn Cờ đã phát hiện 01 lanh tô trên có hình tượng Visnu (tương tự như lanh tô ở Mỹ Sơn E1); 01 bò Nandin. Parmentier cũng đã khảo sát phế tích thành Cổ Luỹ và theo ông đây là tiền đồn của thành Châu Sa (Parmentier 1909: 234 – 235). Di tích được bảo tàng Quảng Ngãi đào thám sát năm 1998. Theo người phụ trách di tích có hai tầng văn hoá. Tầng trên chứa kiến trúc Chămpa niên đại từ thế kỷ 3 đến 7 SCN. Tầng dưới chứa vết tích cư trú của cư dân văn hoá Sa Huỳnh sơ kỳ sắt (Đoàn Ngọc Khôi 1998).
Không ảnh CL-PT
Di tích được khai quật năm 2004 với tổng diện tích 50m2. Phần đất phía trên ở nhiều chỗ của di tích đã bị xúc ủi năm 1998. Do vậy, nhiều vết tích kiến trúc cổ đã bị phá huỷ và chỉ còn lại dấu vết móng, tường gạch. Nhìn chung tầng văn hoá dày trung bình từ 1.40-1.50m và thuộc hai giai đoạn văn hoá sớm muộn phát triển liên tục (Lâm Mỹ Dung và Đặng Hồng Sơn 2005).
1.2. Cấu tạo địa tầng (bản vẽ 2)
Lớp đất mặt dày trung bình từ 5-7cm
Tầng văn hoá I (trên): Gồm các lớp đào từ 1-8, đất laterit lẫn đá felspad phong hoá thành một loại bột màu trắng. Tầng này chứa vết tích của hai thời kỳ kiến trúc sớm và muộn. Thời kỳ muộn gồm các di tích ký hiệu F (Feature) từ 1 đến 5 và nằm trong các lớp đào từ 2 đến 5. Thời kỳ sớm gồm các di tích từ 9 đến 11. Những F có số từ 6- 8 không phải là vết tích kiến trúc mà chỉ là những đám đất sẫm màu hơn so với xung quanh. Niên đại của tầng này là từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 7 SCN. Hiện vật có những nét tương đồng với hiện vật của một phần lớp văn hoá dưới và đầu đến giữa lớp văn hoá trên của Trà Kiệu.
Tầng văn hoá II (dưới): Gồm các lớp đào từ 9 đến 14.
Giữa hai tầng này có 01 lớp đất bị cháy, nhiều than tro, dưới là một lớp cát mỏng, lớp này dày không đều và bắt đầu xuất lộ từ đáy lớp 7, mặt lớp 8 và nằm trọn trong lớp 9. Tầng văn hoá II không có vết tích kiến trúc và bị những kiến trúc của tầng văn hóa I ăn xuống và cắt phá.
Tất cả những di tích thuộc thời kỳ kiến trúc sớm F 9 đến F 11 đều xuất lộ bên trên lớp đất cháy ngăn cách tầng văn hoá trên và dưới. Những di tích này đã cắt phá lớp đất cháy ở một số chỗ.
Niên đại của tầng văn hoá II có thể xác định từ cuối thế kỷ 1, đầu thế kỷ 2 đến thế kỷ 3 SCN, tương đương với nửa sau của lớp văn hoá dưới Trà Kiệu. Ở đây chưa thấy vết tích của giai đoạn văn hoá tương đương với lớp văn hoá sớm nhất của Trà Kiệu (lớp có ngói in dấu vải và bình hình trứng).
Do những hoạt động sống của cư dân, trong mỗi tầng đều có những vết tích cắt phá và xáo trộn cục bộ.
Sinh thổ: Đất laterit do đá granit phong hoá lẫn bột trắng do felspat phong hoá.
Bản vẽ địa tầng
1.3. Cấu trúc của một số di tích xuất lộ trong hố 1
Tầng văn hoá trên
Vết tích kiến trúc giai đoạn muộn nhất: Bao gồm các dấu tích có ký hiệu từ F1 đến F5 xuất lộ sớm nhất từ lớp 5 và kéo dài đến lớp 2. Đây là những vết tích đống gạch, ngói chưa xác định được công năng chính xác, ngoại trừ 01 nền gạch nhỏ (F2) còn lại ba hàng gạch xếp dài hơn 1m theo hướng đông - tây, gạch không còn viên nào nguyên, F2 còn một phần trong vách AD. F 5 ở góc D hố cho thấy dấu vết của một dạng trụ cột được xử lý khá kỹ càng (bản vẽ 3). Đầu ngói ống (đa phần là mặt hề) chỉ xuất lộ trong những lớp muộn này và tập trung chủ yếu ở lớp 2.
Dựa vào vị trí (độ sâu) phân bố của các di tích và hiện vật trong các di tích, đặc biệt là đầu ngói mặt hề, chúng tôi cho rằng giai đoạn kiến trúc muộn này có niên đại từ sau thế kỷ 5.
Vết tích kiến trúc giai đoạn sớm: Bao gồm các dấu tích có ký hiệu từ F 9 đến F11, bắt đầu xuất lộ từ lớp 6 và ăn xuống tầng dưới, thậm chí có di tích như F 9 đào sâu vào sinh thổ 30 đến 40cm. Tất cả những di tích này đều cắt phá lớp đất cháy giữa tầng văn hoá trên và dưới, tức là chúng xuất lộ sau thời gian hình thành lớp đất cháy ngăn giữa hai tầng. Đây là vết tích của những kiến trúc thuộc thời kỳ sớm của tầng trên, có niên đại từ thế kỷ 4 trở đi. Trong giai đoạn sớm này không thấy có đầu ngói ống.
Vết tích kiến trúc giai đoạn muộn nhất
Dựa trên quan sát và nhận diện các dấu vết kiến trúc phát hiện được trong hố khai quật cũng như những dấu vết gạch, cuội còn lại trên những khu đất cao của di tích hay ở những vách hố xúc ủi đất năm 1998, chúng tôi cho rằng những kiến trúc ở đây đều được xây bằng gạch theo kiểu chập khối đặc trưng của xây gạch Chămpa. Gạch, ngói và những vật liệu xây dựng, chi tiết trang trí bằng đất nung khá đa dạng và được sản xuất hàng loạt, một số được sản xuất với kỹ thuật cao, có hình dạng và trang trí đã được chuẩn hóa. Việc xử lý móng của một số công trình rất công phu chứng tỏ chúng thuộc dạng có kích thước khá lớn. Rất tiếc, một phần khá lớn của di tích đó bị xe ủi xúc đi và diện tích đó khai quật quá nhỏ do vậy không xác định được chức năng, tính chất và mối quan hệ của các dấu tích kiến trúc này.
Tầng văn hoá dưới
Tầng văn hoá dưới không chứa các vết tích kiến trúc và trong tầng này có các di tích như cụm gốm, đám đất bị nung cháy hay bếp đào vào lòng đất. Đây là những vết tích cư trú sớm giai đoạn từ cuối thế kỷ 1 SCN. Như vậy những kiến trúc muộn hơn và có thể cả thành đó được xây dựng bên trên tầng cư trú sớm này.
1.4. Đặc điểm di vật
Đất nung
Nhóm vật liệu xây dựng và chi tiết trang trí kến trúc: Gạch, ngói, đầu ngói ống, chốt gốm, trang trí hình con tiện gốm... (của tầng văn hoá trên)
Gạch khá đa dạng về màu sắc, chất liệu, độ nung. Đa phần gạch có kích thước lớn 44 x 18 x 13 cm, dày trung bình của gạch từ 8 đến 13 cm. Gạch thường có lõi màu xám, chi có một số ít gạch có màu sắc đồng nhất từ ngoài vào trong.
Ngói tìm thấy ở đây đều làm bằng khuôn nhưng khá khác nhau về chất liệu, màu sắc, trang trí và độ nung. Ngói có chất lượng từ xấu đến tốt, trên lưng ngói có những kiểu trang trí văn in ô vuông chuẩn, song cũng có kiểu trang trí khắc vạch tạo ô vuông (kiểu bắt chước in ô vuông), phổ biến là văn chải từ mịn đến thô. Một số ít ngói có màu xám và độ nung cao cứng gần như sành, trên lưng có in dấu ô vuông hay văn chải sâu, sắc cạnh.
Những đầu ngói ống còn nguyên cũng như mảnh vỡ thu được từ đào thám sát năm 1998, khai quật năm 2004 và khảo sát 2004 chỉ thuộc loại mặt người (mặt hề). Loại này đã tìm thấy ở những hố khai quật Trà Kiệu, Thành Hồ (Lê Đình Phụng và Phạm Văn Triệu 2004) và rất giống những đầu ngói mặt người ở Nanjing (Trung Hoa) (He Yunao 2003:37-39) có niên đại Lục Triều sớm (tức khoảng từ TK 5 trở về sau) (bản ảnh 4).
Đầu ngói mặt hề (a. Thành Trà Kiệu; b. Nam Kinh; c. Cổ Luỹ - Phú Thọ; d. Thành Hồ)
Hiện vật thuộc dòng gốm tinh mịn (bản vẽ 5): Loại hình thuộc dòng gốm này có nhiều nét chung với gốm tinh mịn ở các địa điểm Chămpa cùng thời như Thành Hồ, Trà Kiệu, Đồng Nà và chủ yếu là những đồ liên quan đến nghi lễ, sinh hoạt văn hoá cộng đồng như kendi, bình, vò, cốc chân cao, đĩa, mảnh nắp có núm cầm... Đây là loại chất liệu sét lọc kỹ hơn, xương hầu như không thấy tạp chất và với các màu chủ đạo như trắng xám, vàng, đỏ gạch. Một số gốm xương có lõi xám. Gốm tinh mịn chủ yếu thuộc tầng văn hoá trên, ở tầng dưới đó thấy sự cú mặt của loại gốm này nhưng rất ít và chủ yếu là mảnh vụn (xem bảng 1).
Loại hình gốm tinh mịn và vật liệu xây dựng kiến trúc tầng văn hóa trên
Đáng lưu ý là những nét tương đồng về màu sắc, chất liệu, kỹ thuật, độ nung giữa dòng gốm này với các loại vật liệu xây dựng, trang trí kiến trúc. Điều đó đưa tới giả thiết rằng chúng cùng đồng thời xuất hiện và được sản xuất để cùng đáp ứng những nhu cầu tinh thần, tâm linh và xã hội của cư dân từ khoảng thế kỷ 2, 3 SCN. Có lẽ kỹ thuật sản xuất gốm tinh mịn với các loại hình gốm kiến trúc, xây dựng và nghi lễ đó được người Chăm thu nhận và học tập từ bên ngoài (Trung Hoa Hán, miền Bắc Việt Nam và Ấn Độ). Cũng cần lưu ý rằng loại gốm này có nhiều nét tương đồng với gốm tìm thấy ở Luy Lâu và những địa điểm khác ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn nửa đầu thiên niên kỷ I SCN. Gốm tinh mịn thường với màu đỏ nhạt hay xám trắng, một số có lõi xám giữa xương xuất hiện ở Đông Nam Á từ khoảng đầu Công nguyên. Nghiên cứu đồ gốm tìm thấy ở Angkor Borei M. Stark cũng nhận thấy quá trình diễn biến tương tự trong đồ gốm trước và sau Công nguyên ở di tích này nói riêng và những di tích cùng giai đoạn ở Cămpuchia nói chung (M.Stark 2000).
Hiện vật thuộc dòng gốm thô (bản vẽ 6) đa phần là đồ đun nấu, đồ đựng, mảnh bếp lò. Gốm thô được tìm thấy ở tất cả các lớp đào của hai tầng văn hoá nhưng tập trung chủ yếu trong các lớp đào từ 14 đến 9, số lượng mảnh giảm dần từ dưới lên trên. Tuy có những thay đổi nhất định trong loại hình nhưng gốm thô cho thấy diễn biến liên tục và nối tiếp về văn hoá giữa các giai đoạn. Gốm thô rất đa dạng về màu sắc và khá giống chất liệu gốm Sa Huỳnh và nếu chỉ nhìn một vài mảnh thì rất khó phân biệt. Tuy vậy, gốm thô ở đây có độ nung tốt hơn và pha ít cát hơn so với gốm mộ chum và không hề thấy loại gốm “lòng rỗng” Sa Huỳnh điển hình. Một số kiểu dáng và cách trang trí cho thấy có những nét tương đồng với gốm lớp trên của địa điểm Suối Chình, đảo Lý Sơn. Những loại hình như bát hay đĩa bằng gốm thô tìm thấy trong tầng văn hoá dưới rất giống với gốm tầng văn hoá dưới Trà Kiệu (xem Yamagata M., 1998. Hình 6, 17, 22) hay trong hố khai quật Thành Hồ (xem Lê Đình Phụng và Phạm Văn Triệu 2004, ảnh trang 27. Phụ lục ảnh) Trong dòng gốm này, đáng chú ý là loại gốm xương đen, áo nâu đỏ mỏng dễ bong, dày nhưng nhẹ phân bố ở cả hai tầng văn hoá. Loại gốm như thế này cũng đó được phát hiện trong hố khai quật thành Trà Kiệu năm 2003.
Loại hình gốm thô
Ngoài gốm thô và gốm tinh mịn bản địa hay bản địa sản xuất theo kỹ thuật từ bên ngoài, trong hố đào còn tìm thấy một số mảnh gốm sành Hán văn in.
Bảng 1
Thống kê mảnh gốm, gạch, ngói và đất nung trong hố I
Chất liệu Lớp | Gốm thô | Gốm mịn | Ngói | Đất nung | Sành sử | Tg | |
| N Đ | X | X Đ | Đn | Đ | N Đ | H n | X | X N | V n | T | Đầu | | | | |
Lớp mặt | | 11 | | | | 41 | | | | | 1 | 600 | | 146 | 12 | 811 |
1 | | 2 | | | | 4 | 7 | | | | 6 | 202 | 3 | | 2 | 226 |
2 | | 13 | 11 | | 184 | 28 | 2 | | | | 10 | 652 | 11 | 200 | 19 | 1120 |
3 | | 11 | | | | 3 | 11 | | | | 4 | 250 | 2 | 86 | | 367 |
4 | 2 | 10 | | | | | 24 | | | | 11 | 70 | 2 | | | 120 |
5 | | 15 | | | | 7 | 1 | | | | 1 | 19 | | | | 43 |
6 | | 180 | 7 | 16 | 3 | 3 | | | | | 6 | 6 | | 183 | 1 | 405 |
7 | 1 | 263 | | 38 | 10 | 14 | | | | | 62 | 143 | | 1325 | | 1856 |
8 | | 244 | | 13 | | 27 | | 1 | | | 81 | 234 | | 370 | 2 | 972 |
9 | 35 | 1309 | | 43 | 47 | 21 | 2 | 1 | 2 | | 2 | 16 | | 140 | 2 | 1620 |
10 | 2 | 1198 | | 58 | 1 | 11 | 1 | | 1 | | | 5 | | 44 | 2 | 1323 |
11 | 9 | 709 | | 30 | 20 | | | 15 | | 6 | 1 | | | 39 | 1 | 830 |
12 | | 861 | | 13 | 16 | | 1 | 7 | | | 2 | 1 | | 64 | | 965 |
13 | 1 | 798 | | 31 | 1 | 1 | | 3 | 1 | | | | | 28 | 1 | 865 |
14 | 2 | 277 | | 5 | | | | | | | | 1 | | 37 | | 322 |
Tg | 52 | 5901 | 18 | 247 | 282 | 160 | 50 | 25 | 4 | 6 | 187 | 2199 | 18 | 2662 | 42 | 11855 |
6500 | 434 | 2217 | | | | |
| | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | |
Ghi chú ký hiệu: Đ: đỏ; NĐ: nâu đỏ; X: xám ; XĐ: xám đỏ; Đn: đen; Hn: hồng nhạt; Xn: xám nhạt; Vn: vàng nhạt; T: thân.; Tg: tổng.
Chất liệu khác
Trong tầng văn hoá dưới còn có hạt chuỗi thuỷ tinh loại Indo Pacific, hạt chuỗi bằng kim loại màu vàng, dọi se chỉ đất nung hình nón cụt, bàn mài...
1.5. Diễn biến văn hoá ở Cổ Luỹ - Phú Thọ
Trên nền sinh thổ loại đất lẫn đá Granit phong hóa (mặt bằng cách bề mặt giông đất hiện tại gần 2 m), có lẽ là thềm bậc cao của sông Trà Khúc, lớp cư dân của tầng văn hóa I - sớm đã tụ cư sinh sống ở đây từ khoảng đầu thế kỷ 2 đến thế kỷ 3 SCN. Trong đồ gốm mà họ sử dụng hàng ngày có lưu giữ một số truyền thống của dòng gốm văn hóa Sa Huỳnh trước đó, một số đồ trang sức - tức các hạt chuỗi bằng vàng, thủy tinh, và bằng chất liệu chưa xác định được cũng vẫn thấy tiếp tục được sản xuất và sử dụng. Như vậy, cùng với ý tưởng và học thuyết, những kỹ thuật mới trong chế tác đồ gốm, gạch và ngói cũng được đưa vào và đã được cư dân tiếp thu rồi phát triển.
Cư dân sinh sống liên tục ở đây, vào khoảng thế kỷ 4, khi ảnh hưởng từ bên ngoài gia tăng, đặc biệt là ảnh hưởng của các tôn giáo từ Ấn Độ, họ đã xây dựng những công trình kiến trúc tâm linh đầu tiên, những công trình thời kỳ sớm có qui mô lớn, qui chỉnh, có những gia hạ của móng cột ? dày gần một mét được xử lý kỹ càng ăn xuống sinh thổ (điển hình là F 9). Lớp kiến trúc này cũng ăn vào tầng văn hóa sớm và đều có niên đại muộn hơn so với lớp cháy ngăn cách giữa hai tầng. Lớp kiến trúc này bị phá hủy và sau đó một thời gian, xuất hiện những kiến trúc của thời kỳ muộn hơn mà vết tích chỉ cách bề mặt hiện nay từ 15-20cm. Lớp này bị phá hủy nghiêm trọng và hầu như tại khu vực của nơi khai quật không thấy những hiện vật có niên đại muộn hơn thế kỷ thứ 7. Lớp kiến trúc sớm xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 3, đầu thế kỷ 4, lớp kiến trúc muộn được xây dựng sau đó chút ít, khoảng thế kỷ 5. Đầu ngói ống trang trí mặt người gắn với kiến trúc giai đoạn muộn cho thấy những tương đồng với những hiện vật tương tự ở Trà Kiệu, Thành Hồ và ở Nam Kinh có niên đại Lục Triều sớm giúp chúng ta định niên đại những vết tích kiến trúc thời kỳ muộn hơn này.
Kết quả khai quật Cổ Lũy lần này cho thấy không có đủ tài liệu để khẳng định sự tồn tại của hai lớp văn hoá Sa Huỳnh - Chămpa ở Cổ Lũy- Phú Thọ. Đây là di tích có niên đại từ sau Công nguyên và thuộc vào giai đoạn Chăm sớm, Chămpa.
Cổ Lũy là phức hợp di tích cư trú thành lũy đa chức năng thuộc giai đoạn sớm của văn minh Chămpa (hay giai đoạn hình thành những tiểu quốc sớm kiểu Lâm Ấp) và giai đoạn muộn hơn (giai đoạn Chămpa). Trong đó, thuộc giai đoạn sớm (tầng văn hoá dưới) là khu vực cư trú. Những kiến trúc xây gạch và lợp ngói (loại ngói muộn) và tường thành bắt đầu từ tầng văn hoá hai (từ sau TK 4).
Kết quả khai quật Cổ Luỹ cho thấy những công trình kiến trúc tâm linh, công cộng và thành của cư dân Chămpa thường được xây dựng trên cơ tầng cư trú sớm hơn. Hiện tượng này cũng không phải hiếm gặp ở Đông Nam Nam Á, ví dụ như cuộc khai quật ở Angkor Borei cho thấy kiến trúc xây bằng gạch được xây dựng trên nền cư trú sớm (Stark Miriam 1998: 189-195).
GS.Lâm Thị Mỹ Dung
Nguyễn Anh Thư